Chuyên mục  


Nhưng có lẽ thành công hơn cả là điều này đã đưa Kate Bush ra khỏi bóng tối thân quen của mình, để mọi người một lần nữa được chiêm ngưỡng tài năng âm nhạc lớn cùng những tác phẩm kiệt xuất.
Viên ngọc quý
Ngay cả vào thời đỉnh cao sự nghiệp, người ta cũng hiếm khi được nhìn thấy gương mặt tuyệt đẹp của Kate Bush hay được lắng nghe giọng ca mê hồn của bà trên sân khấu.
Trong hơn bốn thập kỷ qua, Bush luôn được giới âm nhạc công nhận là một tài năng độc đáo, đặc biệt là ở Anh, nơi bà cộng tác với những tên tuổi nổi tiếng toàn cầu như David Gilmour và Peter Gabriel. Nhưng cả khi album Hounds Of Love (1985) đánh bại Like A Virgin của Madonna ở vị trí No.1 tại Anh, thành công vẫn chưa bao giờ là mục tiêu của Bush. Bà rất hiếm khi tổ chức hòa nhạc và chưa bao giờ tới Mỹ. Công ty khó mà quảng bá album khi bà không ra nước ngoài và thậm chí chẳng mấy khi chịu trả lời phỏng vấn qua điện thoại của các phóng viên Mỹ.
Kate Bush trên bìa đĩa đơn “Running Up That Hill”
Lý do duy nhất cho sự ẩn dật này là Bush muốn tập trung vào âm nhạc. Không chỉ tự viết các ca khúc của mình, bắt đầu từ album The Dreaming (1982), Bush đã tự sản xuất tất cả các album phòng thu của mình. Đó là điều cực kỳ hiếm vào thời kỳ đó, đặc biệt là với một nữ nghệ sĩ. Trước bà, chỉ có duy nhất một người làm được như vậy là huyền thoại Joni Mitchell.
Bà còn là người đầu tiên sử dụng nhạc cụ điện tử Synth Fairlight CMI để làm nhạc. Trước đó, Bush thường viết nhạc trên dương cầm nhưng Fairlight đã mở ra những cảm hứng mới. “Có gì đó trong đặc tính của âm thanh đó” - bà giải thích - “Ta nghe thấy một âm thanh và nó bộc lộ mọi thứ, có thể là buồn hoặc vui, và lập tức gợi lên những hình ảnh - điều rõ ràng giúp ta nghĩ ra những ý tưởng âm nhạc. Vô cùng quan trọng trong việc tìm hướng cảm hứng. Một âm thanh hay có giá trị rất lớn về mặt nghệ thuật”. Bush đã dùng chính âm thanh này để làm nên ca khúc vĩ đại nhất của mình Running Up The Hill, mở màn một trong những album rực rỡ nhất của pop là Hounds Of Love.
Tất nhiên, nhờ Stranger Things, Running Up The Hill mới được phổ biến trên toàn cầu, nhưng trước đó, nó đã là một kiệt tác được công nhận. Bush cũng rất cởi mở khi các tác phẩm của mình được hồi sinh theo cách phi chính thống này.
“Nghĩ tới chuyện thế hệ rất trẻ lần đầu nghe và khám phá ca khúc, ồ, tôi thấy thật đặc biệt” - danh ca 63 tuổi nói trong một buổi phỏng vấn độc quyền trên Woman’s Hour của BBC Radio 4 - “Thật phi thường! Đó là một serie lớn nên tôi nghĩ ca khúc chắc sẽ nhận được ít nhiều chú ý. Tôi chỉ không bao giờ tưởng tượng rằng nó sẽ như thế này. Thật hào hứng! Khá là sốc đúng không? Cả thế giới phát cuồng vì nó”.
MV cũng vô cùng đặc biệt của “Running Up That Hill”:
Một cơ hội
Running Up That Hill là ca khúc đầu tiên Kate Bush viết cho album Hounds Of Love. Bà cũng khăng khăng giữ bằng được ca khúc ở vị trí mở đầu album, trái với mong muốn phát hành Cloudbusting của hãng đĩa. Lý do là Bush thấy đây mới là đại diện chuẩn xác cho cả album và thời gian đã đứng về phía bà.
Quả vậy, giống như album mẹ, Running Up That Hill là kết hợp hoàn hảo giữa sân khấu và nhạc pop lãng mạn, nằm ở chính lằn ranh của opera kinh viện với tâm tư vô cùng cá nhân và trên hết, lôi cuốn chưa từng có.
Viết ở cung Đô thứ hơi khác thường so với một bản pop, lại tập trung vào Si giáng ở phần giọng, ca khúc mang tới cảm giác là nó đang dẫn người nghe tới một nơi nào đó, giúp giải quyết mọi chuyện. Nhạc cụ cũng rất phong phú, gồm guitar, bass, trống, nhạc cụ dây của Nga có tên balalaika và phần synth kinh điển do chính Bush chơi. Kết hợp với kiểu hát tựa như nói hoặc ngâm thơ mênh mông, trong giai điệu tràn ngập sự căng thẳng, bấp bênh, tương phản - tất cả hỗ trợ hoàn hảo cho chủ đề của ca khúc.
Dù thích để khán giả tự đưa ra ý kiến riêng về ca khúc, Bush cũng thỏa mãn trí tò mò về ý tưởng gốc của Running Up That Hill. “Đó là về mối quan hệ giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Họ yêu nhau vô cùng nhưng sự mãnh liệt trong mối quan hệ đó phần nào gây ra những rào cản” - bà nói trong cuộc phỏng vấn năm 1985. Một tình cảm bùng cháy dễ dẫn tới điều mà Bush hỏi trong ca khúc: “Sao lại quá căm ghét chính người ta yêu thương?”. Nguồn cơn của những đau khổ, phi lý này bắt nguồn từ điều mà nhiều tôn giáo đã nhắc tới: Sự lầm lẫn trong nhận thức về nhau.
“Running Up That Hill” tái sinh nhờ cảnh kịch tính của Max trong “Stranger Things”

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020