Chuyên mục  


21b3b440-a6c0-4a30-9c96-5565f3eb0793-1732075270920631913371.jpg

Hanni phát biểu tại cuộc họp của Quốc hội ngày 15-10 - Ảnh: Yonhap

Trước đó, Hanni khiến K-pop “dậy sóng” khi tham gia phiên kiểm toán của Quốc hội Hàn Quốc ngày 15-10, chỉ trích thẳng chủ tịch Bang Si Hyuk và những bất công nơi cô đang làm việc.

Đặc biệt, Hanni cho rằng bản thân bị bắt nạt khi người quản lý của ILLIT bảo với các thành viên hãy “phớt lờ con nhỏ ấy đi”. Trong phiên họp, nữ thần tượng khẳng định: "Tôi chắc chắn rằng công ty ghét NewJeans".

NewJeans không phải người lao động

Mặc dù Hanni rất nỗ lực trong phiên điều trần, nhưng Bộ Lao động cho biết Văn phòng Lao động phía Tây Seoul đã quyết định bác bỏ đơn thỉnh cầu của thành viên NewJeans, vì cô không thể được coi là người lao động theo Đạo luật Tiêu chuẩn lao động.

Văn phòng Lao động làm rõ thêm rằng quấy rối nơi làm việc, theo định nghĩa của Đạo luật Tiêu chuẩn lao động, yêu cầu thủ phạm phải lợi dụng vị trí có thẩm quyền hoặc mối quan hệ thứ bậc trong nơi làm việc.

hanni-newjeans-2a6-1732075395910769493231.jpg

Theo luật pháp Hàn Quốc, Hanni không được xem là người lao động - Ảnh: Naver

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Hanni và người quản lý của cô được coi là mối quan hệ giữa các bên hợp đồng bình đẳng.

Chính phủ và tòa án Hàn Quốc từ lâu đã phân loại những người hoạt động trong ngành giải trí không phải là người lao động mà là "những người đặc biệt" hoạt động theo hợp đồng độc quyền với các công ty quản lý của họ.

Ngoài ra, không có bằng chứng cụ thể nào được đưa ra ngoài lời nói của nữ thần tượng nên rất khó để chứng minh việc bắt nạt xảy ra ở Tập đoàn HYBE.

Quyết định của Bộ Lao động như tảng đá lớn tiếp tục đè lên sự nghiệp của NewJeans vì nhóm đang muốn hủy hợp đồng độc quyền với HYBE. 

Khi cáo buộc bắt nạt tại nơi làm việc bị hủy bỏ, việc đền hợp đồng khi rời khỏi tập đoàn này là điều không thể tránh khỏi.

“Tại sao mọi người lại tung hô khi họ coi thần tượng là sản phẩm chứ không phải là người lao động? 

Rất nhiều người không nhận ra rằng những hợp đồng vô nhân đạo thậm chí sẽ không tồn tại trong ngành công nghiệp K-pop nếu các công ty này thực sự có ý định tốt đối với những người trẻ tuổi, dễ bị tổn thương. Ngành công nghiệp K-pop được tạo ra để ngược đãi và kiếm lợi từ những nghệ sĩ này”.

newjeans-1a2-173207559703443340635.jpg

Việc NewJeans phải đền hợp đồng nếu rời khỏi HYBE khó thể tránh khỏi - Ảnh: Kbiz zoom

“Xin đừng nhầm lẫn. Trong trường hợp này, Bộ Lao động và Việc làm chỉ xác định rằng Hani và ADOR có mối quan hệ “hợp đồng bình đẳng”, do đó không thể được coi là người lao động theo Đạo luật Tiêu chuẩn lao động, nhưng không bao giờ kết luận rằng không có hành vi quấy rối. Sự thật về việc có hành vi quấy rối hay không vẫn chưa được tiết lộ”.

“Tôi chỉ muốn các cô gái rời đi càng sớm càng tốt và được an toàn. Tôi mệt mỏi vì họ trở thành mục tiêu và bị đối xử tệ bạc bởi những giám đốc điều hành kỳ thị phụ nữ” - bình luận của khán giả trên Allkpop.

Chiều 13-11, NewJeans đã gửi thông báo chính thức tới công ty đại diện ADOR, tuyên bố "Nếu các yêu cầu không được đáp ứng, chúng tôi sẽ chấm dứt hợp đồng độc quyền".

Trong thư, năm thần tượng yêu cầu ADOR phải giải quyết toàn bộ các vấn đề vi phạm hợp đồng nghiêm trọng trong vòng 14 ngày, kể từ khi nhận được thông báo.

Đến chiều 14-11, ADOR đưa ra phản hồi chính thức sau khi nhận được thư của NewJeans.

Công ty cho biết: “Chúng tôi đang xem xét nội dung trong khi cân nhắc các yêu cầu đã nêu của NewJeans. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để giải quyết vấn đề một cách sáng suốt và tiếp tục làm việc với các nghệ sĩ".

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020