Hiện nay, trong dòng xe hiệu suất cao, gần như chỉ còn Hyundai Elantra N giữ nguyên kiểu vô-lăng hình tròn đơn thuần. Ở những mẫu xe còn lại, vô-lăng đều có ít nhất một phần là phẳng. Thậm chí, kiểu vô-lăng dạng tứ giác như của Model S không hiếm, và cũng không phải gần đây mới xuất hiện, khi mẫu Voisin C6 Laboratoire ra mắt vào năm 1923 với vô-lăng là kiểu đỉnh và đáy đều phẳng, hai bên viền cong.
Vô-lăng hai cạnh đối diện đều phẳng của mẫu Voisin C6 Laboratoire của hãng xe Pháp Avions Voisin (1905-1946). Ảnh: News d'Anciennes
Mẫu Plymouth Fury (1959-1978) sử dụng đúng kiểu vô-lăng như Voisin C6 Laboratoire, nhưng vuông vắn hơn. Ảnh: Pinterest
Các nhà thiết kế thử nghiệm vô-lăng tứ giác vào đầu những năm 1960. Trong ảnh là mẫu concept Chevrolet Corovair Testudo năm 1963. Tại một buổi đấu giá tại Mỹ vào năm 2011, xe được bán với giá 396.000 USD. Ảnh: Motor1
Vô-lăng dạng tứ giác nhưng được bo tròn trên mẫu xe Anh, Austin Allegro (1973-1982). Ảnh: Classic Cars
Một trong những tranh luận cho rằng phần đáy phẳng của vô-lăng giúp tăng không gian để chân. Đến giữa những năm 2000, vô-lăng không tròn hoàn toàn thực sự bùng nổ, một ví dụ là Audi RS4 trong ảnh. Ảnh: Audi
Những siêu xe như Lamborghini Gallardo cũng nhanh chóng theo xu hướng. "Vô-lăng đáy phẳng" trở thành cụm từ quen thuộc. Ảnh: Lamborghini
Đến những năm 2010, vô-lăng đáy phẳng có trên rất nhiều mẫu xe hiệu suất cao, từ Ferrari LaFerrari (trong ảnh) cho đến Aston Martin DB11. Thậm chí không chỉ đáy phẳng, mà nhiều hơn một cạnh là phẳng. Ảnh: Ferrari
Aston Martin Valkyrie 2018 sở hữu kiểu vô-lăng tứ giác thực sự, và thiên về hình chữ nhật. Những thiết kế tương tự thường lấy cảm hứng từ xe đua F1. Ảnh: Aston Martin
Những mẫu hypercar như Lotus Avija và Mercedes-AMG Project One đều có vô-lăng đỉnh phẳng và viền cong xuống phía dưới. Ảnh: Mercedes
Siêu phẩm đường đua 1.825 mã lực là Bugatti Bolide lại có ý tưởng thiết kế nửa kín nửa hở, từ phần ngoại thất cho đến vô-lăng. Và thiết bị điều khiển cũng có phần đáy phẳng. Ảnh: Bugatti
Mỹ Anh (theo Carscooops)