Chuyên mục  


Tại sao khi làm giấy tờ tùy thân (căn cước, căn cước công dân, chứng minh nhân dân) lại phải đến trực tiếp cơ quan công an?

Để được cơ quan nhà nước cấp giấy tùy thân thì "chính chủ" phải tới bởi phải có những thủ tục mà không ai thay thế được như: chụp ảnh, lăn vân tay, lấy nhận dạng... Hiện nay khi cấp căn cước, thì cần lấy mống mắt, AND, giọng nói... Do đó khi làm người dân phải đến trực tiếp để thực hiện các thủ tục này giúp cơ quan công an thu thập dữ liệu.

Luật Căn cước có hiệu lực từ tháng 7/2024 đã có những điểm đổi mới khi chuyển sang dùng thẻ Căn cước, trong đó có thu thập thêm thông tin mống mắt và thay đổi một số thông tin ghi trên căn cước cũng như tên gọi của loại giấy tờ này... đồng thời cũng mở rộng mọi độ tuổi đều có thể làm căn cước chứ không còn như trước đây chỉ làm căn cước công dân cho người từ 14 tuổi trở lên. Tuy nhiên luật căn cước và sự phát triển công nghệ đã giúp cho việc làm lại căn cước có thể làm online vì các dữ liệu đã được hệ thống hóa, lưu trong dữ liệu...

tre-duoi-6-tuoi-can-cuoc-1155.jpg

Trẻ dưới 6 tuổi cấp căn cước theo nhu cầu, cha mẹ có thể làm hồ sơ online

Những trường hợp làm căn cước có thể nộp hồ sơ online không cần đến công an

Luật căn cước mở rộng đối tượng được cấp căn cước bao gồm cả trẻ dưới 14 tuổi (trước đây giấy tờ căn cước công dân chỉ cấp cho người trên 14 tuổi). Trong đó đối tượng dưới 6 tuổi không cần chụp ảnh, vân tay, mống mắt.

Theo quy định về độ tuổi phải cấp đổi lại căn cước thì cũng tương tự các mốc tuổi như căn cước công dân là 14 tuổi, đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi thì đó là các mốc cấp đổi, những mốc này thì người dân cần phải tới trực tiếp cơ quan công an để thực hiện thủ tục cấp lại vì thẻ Căn cước đến thời hạn cần lấy lại một số dữ liệu.

Nếu các đối tượng đã được cấp căn cước và vẫn còn hiệu lực, không phải mốc cấp đổi theo độ tuổi mà hỏng, mất cần cấp lại thì người dân có thể xin cấp đổi online thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia mà không cần phải đến trực tiếp cơ quan công an

cap-lai-can-cuoc-online-phunutoday-1156.jpg

Người có căn cước còn hạn nhưng bị hỏng, mất muốn cấp lại có thể làm online

Luật Căn cước đã ghi: Khi chưa đến tuổi phải đổi thẻ Căn cước thì sẽ được cấp lại thẻ Căn cước trong các trường hợp sau đây:

Bị mất thẻ. Bị hư hỏng thẻ đến mức độ không thể sử dụng được nữa. Công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Lưu ý: Trừ trường hợp cấp thẻ Căn cước cấp đổi thẻ Căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Trường hợp này có thể làm online trên cổng dịch vụ công hoặc đến trực tiếp nơi cấp thẻ để thực hiện.

Như vậy hiện có 2 đối tượng được cấp căn cước thông qua hồ sơ online là:

- Trẻ dưới 6 tuổi, cha mẹ có thể làm hồ sơ cấp căn cước cho con thông qua cổng dịch vụ công mà không phải tới cơ quan công an vì độ tuổi này không cần chụp ảnh hoặc lấy thông tin vân tay, mống mắt.

- Người đã từng làm căn cước nhưng bị mất hỏng và vẫn còn hạn dùng muốn xin cấp lại thì có thể làm hồ sơ online.

Thời gian cấp căn cước theo quy định mới là bao lâu?

Theo Điều 26 Luật Căn cước, thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trong khi đó, theo quy định cũ tại Đều 25 Luật Căn cước công dân năm 2014, thời hạn được chia theo các trường hợp như sau:

- Tại thành phố, thị xã:

Cấp mới và cấp đổi: Không quá 07 ngày.Cấp lại: Không quá 15 ngày làm việc.- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: Thời gian thực hiện là không quá 20 ngày áp dụng cho tất cả các trường hợp.

- Tại các khu vực còn lại: Không quá 15 ngày cho tất cả các trường hợp.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020