Chuyên mục  


1. Trẻ thích lắng nghe

eq1-17332834604791043876481.jpg

Những đứa trẻ có EQ cao, thông minh về mặt cảm xúc là những đứa trẻ biết lắng nghe và bày tỏ cảm xúc thấu hiểu. Ảnh minh họa

Những đứa trẻ có EQ cao, thông minh về mặt cảm xúc là những đứa trẻ biết lắng nghe và bày tỏ cảm xúc thấu hiểu.

Lắng nghe vừa là cách giao tiếp tốt nhất giữa con người với nhau, vừa tiền đề giúp trẻ giao tiếp tốt và có sự thấu cảm đối với mọi người xung quanh.

Đứa trẻ biết biết lắng nghe là đứa trẻ lắng nghe người khác một cách nghiêm túc, không ngắt lời và không thờ ơ khi người khác đang nói.

Chúng biết đặt mình vào cảm xúc của đối phương, quan tâm đến cảm xúc và hiểu tiếng lòng của đối phương, biết cách phản hồi nghiêm túc và cho đối phương đủ lịch sự và tôn trọng.

Bên cạnh đó, trẻ tập trung lắng nghe người khác chia sẻ, chọn lọc, xử lý thông tin và nhận biết cảm xúc của người khác cũng cho thấy trẻ thông minh, có khả năng học hỏi tốt hơn.

2. Trẻ cười khi ngủ

Không ít cha mẹ đã từng nhìn thấy đứa con của mình mỉm cười trong khi đang ngủ.

Lúc này, nhiều người cho rằng trẻ có thể đang có những giấc mơ đẹp mà không biết rằng đây chính là một phản ứng thể hiện rằng IQ và EQ của trẻ rất cao.

Cười khi ngủ không chỉ phản ánh tâm trạng vui vẻ mà còn cho thấy sự hòa nhập sâu hơn của não bộ và hệ thần kinh.

Hành động mỉm cười có liên quan trực tiếp đến các dây thần kinh, trong khi não nắm vai trò kiểm soát tất cả.

Thông thường, hệ thống thần kinh của trẻ nhỏ chưa được kiểm soát tốt nên phần lớn trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi bị hạn chế trong việc thể hiện cảm xúc.

Khi trẻ chưa học nói và không thể thể hiện cảm xúc của mình bằng lời thì chắc chắn rằng nét mặt là cách biểu đạt duy nhất mà trẻ có.

Những đứa trẻ thông minh, có trí tuệ cảm xúc cao thì ngay từ bé, mạng lưới thần kinh đã điều phối ý thức, trẻ hay cười trong khi ngủ chứng tỏ não bộ của trẻ đang hoạt động rất tốt, hệ thần kinh phản xạ nhanh nhạy với quá trình học hỏi thông tin mới của trẻ, từ đó chỉ số IQ cũng tăng cao.

Theo các nhà tâm lý học, để có thể cười mỉm khi ngủ thì cần có sự tác động rất nhiều đến dây thần kinh mặt.

Vì vậy, khi thấy trẻ có phản ứng này thì chứng tỏ mạng lưới thần kinh của bé đã có thể hoạt động và điều phối các cơ quan rất tốt, hơn hẳn những đứa trẻ bình thường.

3. Trẻ thích ném đồ đạc

eq2-17332834604861052662765.jpg

Giáo sư thần kinh học tại Đại học Harvard, Meyer, cho rằng, bố mẹ nên tập làm quen với việc trẻ ném đồ, bởi đây thực chất là một bài học quan trọng trong việc khám phá. Ảnh minh họa

Khi trẻ đến một giai đoạn nhất định, đột nhiên trở nên rất thích ném đồ vật. Nếu bố mẹ không cho phép, trẻ sẽ càng ném mạnh hơn.

Nhiều khi bố mẹ nhìn "mớ hỗn độn khắp nơi" trong nhà, ngay cả chiếc điện thoại di động mới mua cũng hư hỏng nên không tránh khỏi tức giận .

Giáo sư thần kinh học tại Đại học Harvard, Meyer, cho rằng, bố mẹ nên tập làm quen với việc trẻ ném đồ, bởi đây thực chất là một bài học quan trọng trong việc khám phá, trẻ dùng điều này để nâng cao nhận thức và thỏa mãn trí tò mò.

Thông qua hành động ném, trẻ biết được rằng các đồ vật có kết cấu và trọng lượng khác nhau.

Khi tiếp đất, chúng sẽ phát ra những âm thanh, có hình dạng và đi về hướng khác nhau.

Để hoàn thành động tác này, mắt, não, tay,… của trẻ cần phải phối hợp với nhau để rèn luyện tốt khả năng phối hợp cơ thể.

4. Trẻ thích nói chuyện

Những đứa trẻ thích nói chuyện thường có EQ và IQ cao hơn những đứa trẻ khác. Nhiều trẻ rất thích nói, thậm chí là nói chen vào câu chuyện của cha mẹ và người lớn, khiến họ phật ý.

Trên thực tế, những đứa trẻ này thường có khả năng ngôn ngữ tốt, có thể thành thạo nhiều từ vựng từ sớm so với bạn đồng trang lứa.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ nói nhiều ở trường, khi ở tuổi trung niên có trí nhớ tốt hơn, nói năng trôi chảy hơn, kiểm soát tình hình tốt hơn.

Những đứa trẻ như vậy có khả năng tư duy logic mạnh mẽ hơn và có chỉ số EQ và IQ cao khi chúng lớn lên.

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của chúng ta. Trẻ nói nhiều đôi khi sẽ khiến người lớn cảm thấy hơi phiền phức nhưng đấy chính là dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh, có tương lai sau này.

5. Trẻ thích nói chuyện với chính mình

eq3-17332834605061047183859.jpg

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ai đó nói chuyện với mình cũng là một dấu hiệu của sự thông minh trong giải quyết vấn đề. Ảnh minh họa

Hẳn đây là một hành động "kì lạ" của trẻ trong mắt bố mẹ rồi.

Nhưng theo một nghiên cứu được công bố, hầu hết những người thông minh thích tự nói chuyện với chính mình.

Đồng thời, nghiên cứu đã chỉ ra rằng ai đó nói chuyện với mình cũng là một dấu hiệu của sự thông minh trong giải quyết vấn đề.

Trong quá trình nói chuyện một mình, bé sẽ được thúc đẩy trí tưởng tượng và khả năng logic, nó thể hiện bé có kỹ năng tư duy, trí nhớ và khả năng nhận thức cao hơn.

havard2-1733109513411736609124-0-0-319-510-crop-17331095947521109165255.jpgChuyên gia Đại học Harvard tiết lộ 3 cụm từ mình hay nói với con để giúp trẻ tăng EQ

GĐXH - Là mẹ của ba đứa con, Jenny Woo, nhà giáo dục được đào tạo tại Harvard, hiểu được những khó khăn để nuôi dạy một đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao (EQ) như thế nào.

eq3-1732611057887447605280-0-0-440-704-crop-17326110724221307590732.jpg3 tình huống ứng xử với sếp khiến nhiều người lộ ra EQ thấp

GĐXH - Ở môi trường công sở, EQ hay chỉ số cảm xúc, đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc tích cực.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020