Chuyên mục  


Nồi cơm điện là một bước tiến trong đời sống hiện đại. Bây giờ hầu hết các gia đinh đều dùng nồi cơm điện thay cho việc nấu bếp củi.  Ngoài sử dụng để nấu cơm thì nồi cơm điện cũng được tận dụng nấu cháo, nấu nước, luộc...Thế nhưng nhiều người có thói quen sử dụng sai như dưới đây khiến cho cơm không ngon, nồi nhanh hỏng. 

Nấu cơm trước giờ ăn quá lâu

Nhiều gia đình cắm cơm điện từ 10h mà tới hơn 12 giờ mới ăn, thế nên cơm nằm trong nồi lâu khiến cho cơm không ngon. Người xưa đã nói cơm chín tới mới ngon, tức là cơm vừa chín một khoảng thời gian ngắn. Còn khi cơm chín và tiếp tục ủ nhiệt lâu thì cơm sẽ bị "ải" dẫn tới giảm độ dẻo, khô cơm và mùi không còn thơm. hơn nữa ủ lâu thì nồi cơm cũng giảm tuổi thọ, lại tăng tiền điện.

Do đó bạn chỉ nên cắm cơm sao cho thời gian trở về nút giữ ấm tới lúc ăn tầm 15 phút là cơm ngon, chín tới, độ dẻo cao nhất. 

nau-com-dien-cach-nau-1141.jpg

Cho gạo vào lòng nồi rồi vo

Ngày xưa chúng ta thường cho gạo vào rá vo để đãi được mạt, trấu và để rơi hạt tấm xuống. Bây giờ nhiều nhà không dùng rá mà đổ gạo vào nồi để hứng nước rồi vo luôn trong lòng nồi. Điều đó tạo thuận tiện nhưng sẽ gây cọ xát làm hỏng nồi. Khi bề mặt chống dính bị chà xát sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng nồi và làm tăng giải phóng chất độc chống dính vào cơm. 

Không lau khô đáy nồi cơm trước khi nấu

Nếu bạn vo gạo trực tiếp bằng nồi cơm điện, quá trình xả nước dễ làm nước bắn ra xung quanh nồi, nếu không lau khô sẽ khiến mâm nhiệt phía dưới bị ảnh hưởng, rò rỉ điện, làm nồi cơm nhanh hỏng. Để an toàn nhất cho chính bản thân và nồi cơm điện, bạn cần dùng khăn lau khô nồi nấu trước khi tiến hành nấu nướng.

Nhấn nút "cook" nhiều lần

Nhiều người cho rằng nhấn nút cook nhiều lần giúp cơm chín hơn. Nhưng thực tế cách làm này không có tác dụng. Hơn nữa cách làm này sẽ khiến cho nút cook nhanh hỏng khiến cho nút này nhanh nhảy làm cơm sống hoặc quá chậm khiến cơm khê. Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa việc nhấn đi nhấn lại nút "cook" mỗi khi sử dụng nồi cơm điện.

Mở nắp liên tục

Việc mở nắp liên tục gây gián đoạn quá trình hoạt động của nồi cơm điện khiến cơm bị mất hơi và mất đi mùi thơm đặc trưng, thậm chí lâu chín, chín không ngon. Nếu thực sự muốn kiểm tra nồi cơm của mình, bạn chỉ nên mở nắp khi nó đã báo hiệu cơm chín, sau đó xới nhẹ cho hạt cơm tơi ra và đóng nắp ủ thêm một lúc hoặc bấm nút giữ ấm để cơm được nóng và ngon hơn.

Mở nắp nồi quá sớm

Nhiều người khi thấy cơm trở về nút giữ ấm là mở nồi để đảo cơm ngay. Cách làm này khiến cho cơm chưa đủ chín và thoát nhiệt ra ngoài. Cách tốt nhất là mở nồi sau khi trở về nút ấm khoảng 5- 10 phút, lúc đó cơm vừa đủ chín, vừa không bị mất nhiệt, đảo lúc đó cơm tơi và ngon, không bị đóng tảng.

Rửa mạnh hoặc dùng vật sắc nhọn rửa nồi

Cơm để lâu trong nồi dễ gây tình trạng dính cứng, khó cọ rửa nên nhiều người thường dùng búi sắt kim loại để chà sát mạnh. Dùng vật cứng chà xát cọ rwuar khiến cho nồi nhanh bị bong tróc. Còn cho nồi cơm vào máy rửa bát để nó phải chịu áp lực của các tia phun rửa mạnh và chất tẩy rửa cũng khiến lớp chống dính bay nhanh, nồi dễ hỏng hơn.

Hãy dùng khăn mềm rửa nồi. Nếu cơm bị dính chặt thì dùng nước ngâm khoảng 20 phút cho mềm rồi rửa lại, tránh ngâm lâu.

Dùng không hết vẫn để cơm trong nồi

Khi ăn cơm không hết thì nên lấy cơm vào tô, còn nồi mang đi rửa và úp xuống cho khô.

Việc để lại cơm trong nồi lâu khiến nồi nhanh ẩm ướt nhanh hỏng.

Dùng sai chức năng của nồi cơm

Với những nồi cơm cải tiến thì có thể một nồi mà có nhiều chức năng như làm bánh, ủ sữa, nấu cháo... Còn những nồi thông thường thì khi dùng thêm nhiều chức năng khác sẽ khiến chúng nhanh bị hỏng hơn.

Cắm chung ổ điện với thiết bị công suất cao

Khi cắm nồi cơm điện chung với ổ điện đang cắm tủ lạnh, bếp điện... có thể làm tổng công suất lên cao khiến cho dây tải điện không chịu nổi nên điện chập chờn. Điều đó sẽ khiến cho cả nồi cơm điện và thiết bị khác dễ bị chập cháy...

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020