Các đơn vị khác nhau sẽ có thời gian nhập ngũ, xuất ngũ khác nhau
Quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự năm 2025, ra quân được bao nhiêu tiền trợ cấp?
Cụ thể, căn cứ theo Điều 21 thuộc Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ là 24 tháng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của các hạ sĩ quan, binh sĩ những sẽ không quá 06 tháng khi thuộc các trường hợp sau:
- Để đảm bảo được nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
- Đang thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ ở trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng sẽ được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
Theo khoản 1 thuộc Điều 22 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì thời gian phục vụ tại ngũ của các hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ ngày giao, nhận quân. Trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì sẽ tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận cho đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.
Như vậy, nếu nhập ngũ năm 2023 vào tháng 2 hoặc tháng 3 thì thanh niên sẽ ra quân vào tháng 2 và tháng 3 năm 2025. Các đơn vị khác nhau sẽ có thời gian nhập ngũ cũng như xuất ngũ khác nhau.
Các chế độ quân nhân được hưởng khi xuất ngũ
Căn cứ Điều 7 thuộc Nghị định 27/2016/NĐ-CP, các chính sách dành cho hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ gồm:
– Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội sẽ được hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ ngay tại thời điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ:
+ Dưới 1 tháng: Sẽ không được hưởng trợ cấp;
+ Từ đủ 1 tháng đến đủ 6 tháng: Được hưởng trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương cơ sở;
+ Từ trên 6 tháng cho đến 12 tháng: Được hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương cơ sở.
– Ngoài ra, nếu phục vụ tại ngũ với thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ, chiến sĩ sẽ được trợ cấp thêm 2 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng. Trường hợp nếu như xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ thời gian từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng sẽ được trợ cấp thêm 1 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
– Được trợ cấp tạo việc làm tính bằng 6 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ ngay tại thời Điểm xuất ngũ;
– Được tổ chức buổi gặp mặt chia tay với mức chi phí 50.000 đồng/người; được tiễn đưa hoặc được cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông), phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.
Hiện nay mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng. Theo quy định tại Điều 7 thuộc Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ trợ cấp đối với các hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ đã thực hiện đủ thời gian 24 tháng được tính cụ thể như sau:
+ Trợ cấp xuất ngũ một lần: 4 tháng x 2,34 triệu đồng = 9,36 triệu đồng.
+ Trợ cấp giúp tạo việc làm: 6 tháng x 2,34 triệu đồng = 14,04 triệu đồng.
+ Trợ cấp bảo hiểm: 4 tháng x 2,34 triệu đồng = 9,36 triệu đồng.
+ Thanh toán ngày phép: 10 ngày phép x 65.000 đồng (tiền ăn cơ bản 1 ngày) = 650.000 đồng (đối với các quân nhân trong khi đi nghĩa vụ không thực hiện chế độ nghỉ phép).
Như vậy, tổng số tiền xuất ngũ được nhận là 33.410.000 đồng/người (đối với các quân nhân đã thực hiện đủ thời gian 24 tháng và không nghỉ phép).
Mức trợ cấp xuất ngũ khi ra quân vào năm 2025 đối với là công dân đi nghĩa vụ quân sự năm 2023 (đủ 2 năm) là 9.360.000 đồng.
Các chế độ đãi ngộ khác khi ra quân năm 2025
Ngoài chế độ trợ cấp bằng tiền mặt vừa nêu ở trên, thì hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ còn được đãi ngộ được quy định tại Điều 8 thuộc Nghị định 27/2016/NĐ-CP bao gồm:
– Trước khi nhập ngũ mà đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì sẽ được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó.
– Được hỗ trợ đào tạo nghề khi xuất ngũ theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015.
– Nếu trước khi nhập ngũ, công dân đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì sau khi xuất ngũ được tiếp nhận lại, bố trí việc làm và được bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ.
Trường hợp các cơ quan, tổ chức đã giải thể thì các cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp sẽ có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp.
– Nếu trước khi nhập ngũ công dân đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì sau khi xuất ngũ được tiếp nhận lại, bố trí việc làm và sẽ bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công thời điểm trước khi nhập ngũ.
Sau khi xuất ngũ, trên các lĩnh vực công tác, môi trường làm việc mới, các quân nhân tiếp tục phát huy bản lĩnh người quân nhân cách mạng; nhanh chóng ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và quê hương.
Các quân nhân xuất ngũ cũng sẽ tích cực vận động gia đình, người thân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động xã hội; chấp hành nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và địa phương góp phần xây dựng địa phương giàu đẹp, văn minh.