Mới đây, trên Instagram cá nhân, Tăng Thanh Hà đã chia sẻ về một loại sữa chua khiến cô mê mẩn. Ngọc nữ có vẻ vô cùng phấn khích và khẳng định đây chính là món ăn yêu thích của mình.
Món ăn chinh phục được chị đẹp Tăng Thanh Hà chính là sữa chua lên men từ nấm Kefir. Nếu chưa từng nghe qua cái tên này và cũng không rõ công dụng của nấm sữa Kefir, vậy thì bạn đã vô tình bỏ lỡ một trợ thủ đắc lực trên hành trình chăm sóc sức khỏe và làm đẹp rồi đấy!
Nấm sữa Kefir là gì?
Nấm sữa Kefir
Nấm sữa Kefir hay còn được gọi là nấm tuyết Tây Tạng, nấm Tuyết Liên là một loại thực phẩm lên men lactic nhờ vi khuẩn ưa ấm lactic, rất giàu Enzim với các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ tiêu hoá.
Nấm Kefir là một sinh vật sống, ăn sữa tươi và sản sinh ra một loại men rất có lợi cho cơ thể. Sữa chua nấm Kefir có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, phục hồi những chức năng bị yếu. Nấm Kefir có hình dạng như bỏng gạo, mềm, màu trắng trong suốt cùng hương thơm ngầy ngậy.
Sữa chua làm từ nấm Kefir khác gì so với sữa chua thường?
Kefir có chứa Lactobacillus Caucasus, Leuconostoc, Acetobacter species, và Streptococcus species - Đây đều là những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa mà các loại sữa chua đóng hộp thông thường không có.
Bên cạnh đó, Kefir sở hữu nhiều men có lợi như Saccharomyces kefir và Torula kefir, 2 loại men này có tác dụng loại bỏ những vi khuẩn có hại trong đường ruột.
Nấm men và vi khuẩn có lợi trong Kefir cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, đồng thời kích thước hạt sữa của Kefir nhỏ hơn so với sữa chua nên loại nấm tuyết Tây Tạng này được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá hơn.
Bạn có thể mua nấm Kefir tại Nấm sữa Kefir Hà Nội , hoặc các trang thương mại điện tử như Tiki, Shopee.
Cách làm sữa chua từ nấm sữa Kefir:
Nguyên liệu và dụng cụ: Màng lọc, hũ thủy tinh, 100gr nấm Kefir và 500ml sữa tươi không đường.
- Bước 1: Rửa nấm
Để nấm trong dụng cụ lọc, nhúng vào chén nước đun sôi để nguội, lắc nhẹ rây lọc để làm sạch nấm là được.
Chú ý: Các dụng cụ để làm sữa chua Kefir không được làm bằng kim loại vì khi tiếp xúc với kim loại nấm Kefir sẽ tạo ra chất có hại cho sức khỏe.
- Bước 2: Làm sữa chua
Dùng thìa gỗ/nhựa múc phần nấm đã rửa và đổ vào lọ thủy tinh. Sau đó, đổ vào lọ 500ml sữa tươi không đường, dùng vải mùng nhẹ nhàng phủ lên miệng lọ và để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Sau khoảng 2 ngày (45-48 tiếng), bạn hãy mở nắp và kiểm tra thành phẩm. Nếu thấy dung dịch đặc sệt và có mùi thơm thường thấy của sữa chua, vậy thì bạn đã thành công rồi đấy.
- Bước 3: Lọc sữa chua
Dùng rây nhựa lọc lấy sữa chua. Bước này bạn cần thao tác thật nhẹ nhàng để không làm nấm bị chết. Bạn vẫn có thể dùng phần nấm mới được lọc ra và tiếp tục ủ với sữa tươi để làm mẻ sữa chua mới.
Bạn có thể thêm nguyên liệu như trái cây, cacao, mật ong... vào sữa chua để hương vị thêm phần phong phú.
Một vài chú ý khi sử dụng sữa chua từ nấm Kefir
1. Không dùng thìa kim loại để ăn sữa chua Kefir. Nấm Kefir khi tiếp xúc với kim loại có thể sản sinh ra các chất có hại cho sức khỏe.
2. Bạn chỉ nên ăn khoảng 200-400ml sữa chua Kefir trong 1 ngày. Lạm dụng loại lợi khuẩn này có thể gây viêm loét dạ dày.
PV