Chuyên mục  


Chiều 16.12, Tòa án nhân dân Q.Phú Nhuận tuyên án vụ tài xế Mercedes tông nữ tiếp viên hàng không và tài xế GrabBike xảy ra vào ngày 30.1.2020. Đây được xác định là vụ án Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nghiêm trọng khi Nguyễn Trần Hoàng Phong (32 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp) - tài xế Mercedes dùng bằng lái giả chạy với tốc độ 84km/h đi sai làn đường tông trúng 2 nạn nhân nhưng rời khỏi hiện trường nhằm trốn tránh trách nhiệm.

"Tui nín, tui chịu hết"

Tòa tuyên phạt bị cáo Phong 7 năm 6 tháng tù và bồi thường hơn 1,4 tỉ đồng cho nữ tiếp viên hàng không bị thương tật 79% và hơn 400 triệu đồng cho gia đình tài xế GrabBike Lê Mạnh Thường tử vong hơn 400 triệu đồng.

Nỗi đau người mẹ ở phiên tòa

Ảnh: Vũ Phượng

Tòa vừa tuyên án, bà Trần Hoàng Họa Mi (52 tuổi, mẹ Phong) bật khóc nức nở. Lúc công an dẫn Phong ra xe chở phạm nhân, bà chỉ kịp với theo hét “Trời ơi, con tui” rồi ngất đi. Những người họ hàng chứng kiến cũng không kìm được nước mắt khi thấy bà Mi đau đớn ở sân tòa.
Sau khi được sơ cứu, xoa dầu, bà Mi tỉnh dậy ôm người thân khóc nghẹn: “Con tui nó ngoan lắm, nó không dám lấy vợ ở vậy chăm mẹ và 2 em mà giờ nó đi tù vậy thì làm sao. Con tui biết lỗi của nó rồi, tui nín, tui chịu hết, cũng không có nói một lời gì hết”.

Bà Mi đau đớn khóc nấc khi nghe tòa tuyên phạt con trai 7 năm 6 tháng tù

Ảnh: Vũ Phượng

Bà Mi cũng cho rằng, bà đã nhiều lần liên hệ với gia đình nữ tiếp viên để cầu xin tha thứ cho con trai bà nhưng không được người nhà tiếp đón. “Những tin nhắn còn đây mà sao nói tôi không liên lạc là sao”, bà vừa nói và nấc lên nhưng khi PV hỏi bà tin nhắn đâu thì bà không đưa ra.
Trước đó, trưa 15.12, khi tòa tạm nghỉ bà cũng gào khóc ở sân tòa nói không có sự công bằng cho con trai bà và một mực khẳng định bà đã nhiều lần liên lạc với gia đình nữ tiếp viên, thậm chí đến bệnh viện chờ nhiều giờ đồng hồ nhưng bị túm tóc đuổi về.
Về phần này, nữ tiếp viên hàng không Bích Hường phản bác cho rằng không có chuyện túm tóc đuổi về, bà Mi chỉ đến một lần khi chị vừa phẫu thuật xong chưa biết sống chết ra sao nên cần nghỉ ngơi. Và sau đó, gần 1 năm trời, bà cũng không đến thăm hay hỏi han để bồi thường gì nữa”.

Bồi thường thế nào khi bị cáo ngồi trong tù?

Trong phiên xét xử, Phong khai không biết và không có chủ đích khi chuyển nhượng quyền sở hữu căn nhà sang cho mẹ mình vì thời gian này, Phong ngồi trong trại tạm giam và được điều tra viên dẫn ra gặp mẹ cùng 1 công chứng viên. Phong chỉ làm theo các hướng dẫn.

7 luật sư tham gia bào chữa cho nữ tiếp viên hàng không

Ảnh: Lê Ngọc Thảo

Bà Mi thừa nhận việc sang tên hoàn toàn do bà chủ động, bà sang tên để mang giấy tờ đi cầm cố, lấy tiền bồi thường cho các bên bị hại nhưng không ngân hàng nào chấp nhận vì nhà chưa có sổ hồng.
Sau đó, bà lại nói, căn nhà này là của cha bà để lại cho bà, nhưng đúng lúc bà mất hết giấy tờ nên nhờ con trai đứng tên. Theo lời bà, mấy chục năm qua, cả gia đình đã ở trọ, giờ có chỗ che mưa che nắng, bà sợ phải bán đi thì mấy mẹ con lại phải ra đường ở.
Các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị hại yêu cầu HĐXX vô hiệu giao dịch chuyển nhượng căn nhà của Phong sang cho mẹ để Phong có cơ sở bồi thường cho bị hại.
Về vấn đề này, HĐXX cho hay xét thấy các bên liên quan có thể yêu cầu tòa án có thẩm quyền kê biên tài sản hộ tịch của bị cáo để làm rõ và thi hành việc bồi thường thiệt hại thực tế đã phát sinh và trong tương lai.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020