Chuyên mục  


Tuân thủ luật lệ khi tham gia giao thông không chỉ là trách nhiệm mà còn giúp bản thân và những người xung quanh được an toàn. Theo quy định hiện nay, khi mắc những lỗi giao thông này sẽ bị tước giấy phép lái xe ngay lập tức.

Căn cứ pháp lý và các quy định về tạm giữ giấy phép lái xe

Căn cứ theo Điều 5 thuộc Nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP), cảnh sát giao thông có quyền được tạm giữ giấy phép lái xe ngay lập tức đối với một số các hành vi vi phạm cụ thể. Ngoài việc bị phạt tiền, những người điều khiển phương tiện vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe với thời gian khác nhau tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

quyn7656-1729584459-1729584471-5484-1729584556-1247.jpg

Các lỗi vi phạm bị giữ giấy phép lái xe và thời gian bị giữ

Việc phân loại các lỗi vi phạm cùng với thời gian bị giữ giấy phép lái xe sẽ giúp người dân nắm rõ quy định và nâng cao được ý thức chấp hành luật lệ giao thông. Dưới đây là chi tiết về các lỗi vi phạm và thời gian tương ứng:

+ Từ 1-3 tháng: Áp dụng với những lỗi vi phạm thường gặp như:

- Vượt đèn đỏ, đèn vàng;

- Không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông;

- Chạy quá tốc độ từ 20-35 km/h;

- Đi vào đường cấm, đi ngược chiều;

- Không nhường đường cho xe ưu tiên;

- Vi phạm quy định dừng, đỗ xe trên đường cao tốc;

- Có liên quan đến tai nạn giao thông mà không dừng lại hoặc không giữ nguyên hiện trường và cũng không tham gia cấp cứu người bị nạn.

+ Từ 2-4 tháng: Áp dụng cho lỗi chạy quá tốc độ trên 35 km/h; hoặc đón, trả khách trên đường cao tốc.

+ Từ 3-5 tháng: Áp dụng cho lỗi lạng lách, đánh võng; đua xe; hoặc dùng chân điều khiển vô lăng khi xe đang chạy và không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của những người thi hành công vụ, hoặc gây tai nạn giao thông, hoặc đã tái phạm hành vi trên.

+ Từ 5-7 tháng: Áp dụng cho lỗi đi ngược chiều, lùi xe trên đường cao tốc; hoặc gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn, không báo cáo với cơ quan chức năng và không cấp cứu người bị nạn.

+ Từ 10-12 tháng: Áp dụng cho lỗi điều khiển xe khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn cao nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

+ Từ 16-18 tháng: Áp dụng cho lỗi điều khiển xe khi nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở cao, vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam cho đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

+ Từ 22-24 tháng: Áp dụng cho lỗi điều khiển xe khi nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở đã vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc nồng độ 0,4 miligam/1 lít khí thở; không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn; điều khiển xe khi ở trong cơ thể có chất ma túy; không chấp hành yêu cầu về kiểm tra chất ma túy.

ntdvnduanmoi23-1714606574436-1247.jpg

Quy định về thời gian tạm giữ và tịch thu giấy phép lái xe

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020, thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe sẽ không quá 7 ngày làm việc, có thể kéo dài tối đa 02 tháng trong một số các trường hợp và không được vượt quá thời hạn đưa ra quyết định xử phạt.

Nếu như hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm không đến nhận giấy phép lái xe mà không có lý do chính đáng, các cơ quan chức năng sẽ thông báo 02 lần. Nếu sau 01 tháng kể từ ngày thông báo lần thứ hai mà những người vi phạm vẫn không đến nhận, khi đó giấy phép lái xe sẽ bị tịch thu.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020