Chuyên mục  


Tại sao vắt chanh vào trứng rán sẽ mềm? 

Trộn một lượng rất nhỏ nước khi đánh trứng là mẹo thường được áp dụng để món trứng rán mềm hơn, béo hơn. Cách cho một chút nước cốt chanh vào trứng khi rán thậm chí còn tốt hơn, giúp đĩa trứng rán của bạn vàng rộm, thơm ngon và xốp mềm.

Tại sao vắt chanh vào trứng rán sẽ mềm? Đó là nhờ axit thúc đẩy protein trong trứng hình thành cấu trúc có túi khí, dẫn đến kết cấu mịn như mong muốn.

trung-ran-1248.jpg

Tại sao vắt chanh vào trứng rán sẽ mềm?

Theo Wellandgood, Makenzie Bryson Jackson, nhà khoa học thực phẩm và giám đốc phát triển sản phẩm tại Panaceutics Nutrition, lý giải rằng điều này xảy ra vì hai lý do. Đầu tiên, phải kể đến phản ứng hóa học giữa protein trong trứng và tính axit của nước chanh.

Khi được đun nóng, cấu trúc protein của trứng (60% nằm trong lòng trắng trứng và 40% nằm trong lòng đỏ) sẽ bắt đầu thay đổi, đông tụ và tạo ra cấu trúc 3D mà chúng ta gọi là trứng rán.

Jackson nói: “Việc đánh trứng trước với một ít axit như nước cốt chanh có thể tạo ra cấu trúc cứng hơn để giữ bọt khí. Thêm một vài giọt chanh ngay trước khi bạn cho trứng vào chảo và thế là xong - tính axit hoạt động như một chất xúc tác tạo ra và hỗ trợ lớp phồng xốp hoàn hảo đó”.

Lý do thứ hai khiến nước chanh làm món trứng rán của bạn trở nên bông xốp và mềm là do có nước trong đó. Cũng giống như việc thêm nước hoặc sữa, chất lỏng sẽ làm chậm tốc độ đánh trứng.

Jackson cho biết: “Nước trong nước trái cây làm loãng các protein trứng, vì vậy chúng không đông lại nhanh chóng. Do đó, tốc độ nấu sẽ chậm hơn vì có nhiều nước bay hơi hơn, hơi nước tạo ra khi nấu khiến trứng mềm hơn, mịn hơn”.

Tuy nhiên, cần chú ý đến lượng nước chanh bạn sử dụng vì trứng có xu hướng đông lại do axit quá mức. Bạn cũng có thể làm món ăn chảy nước do thêm quá nhiều chất lỏng. Để có độ cân bằng phù hợp khiến món trứng rán hoàn hảo, bạn hãy đánh ½ thìa cà phê cho 6 quả trứng.

“Quá nhiều axit, trứng sẽ bị vón cục và tách ra. Quá nhiều chất lỏng có thể tạo thành một mớ hỗn độn dạng nước, vón cục. Liều lượng lý tưởng là khoảng nửa thìa cà phê nước cốt chanh cho 6 quả trứng — hãy thử nó trong mẻ tiếp theo và chuẩn bị thay đổi vĩnh viễn công thức bữa sáng của bạn” , Jackson nói.

1 tuần nên ăn mấy quả trứng?

trung-ran-1249.jpg

1 tuần nên ăn mấy quả trứng là thắc mắc của nhiều người

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn trứng mỗi ngày và ăn nhiều hơn 7 quả/tuần có thể mang đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Điển hình nhất là tăng mỡ máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chuyên gia khuyên không nên ăn quá 4 quả trứng gà hoặc vịt mỗi tuần. Tùy từng đối tượng khác nhau, lượng trứng nên ăn mỗi tuần cũng không giống nhau.

Đối với người trưởng thành

Với người trưởng thành, nguồn cholesterol từ trứng không mang đến nhiều tác hại cho cơ thể so với các nguồn cholesterol khác. Họ có thể ăn 7 quả trứng/tuần mà không cần quá lo lắng về vấn đề tim mạch. Thậm chí, ăn tối đa 1 quả trứng mỗi ngày còn giúp giảm nguy cơ đột quỵ và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Đối với người cao tuổi trên 65 tuổi

Ở độ tuổi này, lượng cholesterol trong cơ thể ít bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống. Tuy nhiên theo thống kê, người cao tuổi ăn hơn 6 quả trứng/tuần có nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch cao hơn khoảng 30%.

Thực tế, nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch ở người già cũng liên quan đến sự lão hóa của cơ thể chứ không hoàn toàn do ăn trứng. Dù vậy, họ vẫn không nên ăn nhiều hơn 5 - 6 quả trứng mỗi tuần.

Đối với trẻ em

Tùy từng độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ khác nhau. Trẻ em khi ăn trứng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Trẻ sơ sinh từ 6 - 7 tháng tuổi mới tập ăn dặm chỉ nên ăn lòng đỏ trứng gà và tần suất ăn 2 - 3 bữa/tuần.

Trẻ trong độ tuổi từ 8 - 12 tháng tuổi có thể ăn 1 lòng đỏ trứng trong 1 bữa, một tuần không nên ăn quá 4 bữa.

Trẻ từ 1 - 2 tuổi có thể ăn cả quả trứng và ăn không quá 4 quả trứng mỗi tuần.

Trẻ trên 2 tuổi 1 tuần nên ăn mấy quả trứng? Câu trả lời là tối đa mỗi ngày 1 quả và 1 tuần không quá 7 quả bạn nhé!

Người có bệnh nền 1 tuần nên ăn mấy quả trứng?

Có một nhóm đối tượng đặc biệt, cần lưu ý về lượng tiêu thụ trứng mỗi tuần chính là người có bệnh lý nền. Khi có bất kỳ bệnh nền nào, người bệnh cũng cần xin tư vấn của bác sĩ khi lựa chọn thực phẩm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng:

Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 chỉ nên ăn tối đa 5 quả trứng/tuần và chế biến trứng theo cách hấp, luộc, kho nhạt sẽ tốt hơn chiên, rán. Họ cũng cần áp dụng chế độ ăn giảm tối đa chất béo bão hòa nếu ăn lượng trứng như trên.

Người có chỉ số cholesterol LDL trong máu cao không nên ăn quá 4 - 5 quả trứng/tuần.

Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch không nên ăn quá 5 - 6 quả trứng mỗi tuần nếu áp dụng chế độ ăn ít chất béo bão hòa. Nếu giữ chế độ ăn bình thường, họ không nên ăn quá 4 quả trứng/tuần.Người mắc hội chứng chuyển hóa đang áp dụng chế độ ăn ít chất béo bão hòa có thể ăn nhiều nhất 6 quả trứng/tuần.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020