Chuyên mục  


Ảnh từ video.

Ảnh trên cho thấy, vị trí số 2 là nơi thực tế đặt biển "Đường hẹp", tức cách chỗ định báo chỉ khoảng vài chục m. Như vậy nếu tài xế gặp biển này, thì không đủ thời gian phản ứng. Nếu có một biển báo "Đường hẹp" nữa ở vị trí số 1, tức khoảng cách từ biển báo đến chỗ định báo là khoảng 250 m thì sẽ nhiều thời gian hơn.

Trước đây, tôi thấy quy chuẩn 41/2016 về hệ thống báo hiệu đường bộ quy định cụ thể khoảng cách từ nơi đặt biển báo đến chỗ định báo. Cụ thể, nếu tốc độ trung bình của xe từ 50 km/h trở lên, thì khoảng cách từ nơi đặt biển cảnh báo đến vị trí nguy hiểm là 150-250 m. Tức là trên cao tốc, biển tối thiểu cũng phải cách nguồn nguy hiểm khoảng 150 m.

Tuy nhiên, trong quy chuẩn 41/2019, tức quy chuẩn mới thay thế cho bản 41/2016, bảng quy định khoảng cách cụ thể đã biến mất, thay vào đó là cụm từ rất chung chung: "khoảng cách phù hợp". Tôi không hiểu vì sao đang từ một quy định rất chi tiết, văn minh, lại đi thay thế bằng một quy định khác chung chung, mông lung, mập mờ. Thế nào là phù hợp, ai trả lời giúp tôi?

Trong vụ tai nạn trên cao tốc, rõ ràng camera hành trình đã cho thấy lỗi không thể chối cãi của tài xế. Nhưng nếu con đường có biển báo phù hợp hơn, có lẽ phần nào đó sẽ giúp những tài xế này nhận ra nguy hiểm sớm hơn, và có quyết định phù hợp.

Vậy xin hỏi các độc giả, hiện nay có quy định cụ thể cho khoảng cách đặt biển báo nguy hiểm không?

doan-tai-nan-tren-cao-toc-cam-lo-la-son-1708319964.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=wcDqXiId4s1S--DO7jtdsA
Đoạn tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Đoạn đường cao tốc nơi xảy ra tai nạn ngày 18/2. Video: Xuân Tình

Độc giả Văn Ngọ

Tin mới

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020