Chuyên mục  


1. Tự cân bằng để giúp con cân bằng

Sẽ có lúc, bạn bị cuốn vào vòng xoáy cảm xúc của con. Khi con vui, cha mẹ cùng vui, khi con buồn, cha mẹ cũng cảm thấy buồn theo.

Nếu bạn tự lấy lại cân bằng, bạn có thể giúp con tìm lại sự bình tĩnh.

Bằng cách nhắc nhở bản thân rằng bạn ổn và có thể xử lý được, bạn sẽ có khả năng giúp con cảm thấy an toàn hơn. Sự ổn định của bạn sẽ giúp con vượt qua cảm xúc tiêu cực.

day-con2-1737002699941220882782.jpg

Nếu bạn tự lấy lại cân bằng, bạn có thể giúp con tìm lại sự bình tĩnh. Ảnh minh họa

2. Là một người làm vườn chứ không phải một thợ mộc

Thợ mộc chạm khắc gỗ thành hình dạng họ muốn. Nhưng người làm vườn giúp mọi thứ tự phát triển bằng cách nuôi dưỡng một cảnh quan màu mỡ.

Tương tự như vậy, cha mẹ có thể điêu khắc con mình thành một thứ cụ thể nào đó, chẳng hạn như một nghệ sĩ vĩ cầm.

Hoặc họ có thể cung cấp một môi trường khuyến khích sự phát triển lành mạnh của trẻ theo bất kỳ hướng nào.

Bạn có thể muốn một ngày nào đó con mình chơi violin trong các Nhà hát lớn, nhưng việc ép chúng học (cách tiếp cận của người thợ mộc) có thể tạo nên một nghệ sỹ bậc thầy với kỹ thuật điêu luyện, nhưng cũng có thể tạo ra một đứa trẻ coi âm nhạc như một công việc vặt vãnh khó chịu.

Cách tiếp cận của người làm vườn sẽ là tạo ra nhiều cơ hội liên quan tới âm nhạc xung quanh nhà và xem cái nào khơi dậy sự quan tâm của trẻ.

Chúng có thích gõ xoong nồi mà có nhịp điệu nào đó hay không? Nếu có, con bạn có thể là một tay trống chớm nở.

Khi bạn hiểu loại cây mình đang trồng, bạn có thể "điều chỉnh đất" để cây bén rễ và phát triển.

3. Công nhận cảm xúc của con

Trẻ em, đặc biệt là các thanh thiếu niên đôi khi sẽ cần được công nhận hoặc đảm bảo rằng những gì chúng đang nghĩ hoặc cảm thấy là hoàn toàn bình thường, là không có gì sai trái.

Các nhà tâm lý học cho rằng chính sự công nhận đó là một trong những công cụ dạy con hiệu quả nhất của các bậc cha mẹ. Thế nhưng, thật đáng tiếc là nó lại thường bị họ bỏ qua.

Cũng cần phải làm rõ rằng sự công nhận những cảm xúc của con không có nghĩa là bạn phải tha thứ hoặc đồng tình với mọi hành động của con.

Đơn giản, đó là khi bạn lắng nghe, thấu hiểu và chấp nhận chúng. Điều này có thể sẽ dạy cho con của bạn biết cách đặt tên cảm xúc của chúng và sẽ thích nghi tốt hơn với các môi trường xã hội, từ đó cũng sẽ tăng chỉ số cảm xúc.

Dưới đây là cách mà những bậc cha mẹ thành công trong việc nuôi dạy những đứa con kiên cường, thông minh thường làm khi con họ trải qua khó khăn.

4. Tạo thói quen

Thói quen là nền tảng của sự ổn định. Việc tạo lập những thói quen tốt cho trẻ em ngay từ nhỏ sẽ giúp chúng đối mặt với những thay đổi trong cuộc sống một cách dễ dàng hơn.

Từ những việc nhỏ nhặt như sắp xếp đồ đạc đến những sự kiện lớn như chuyển nhà, chuyển trường, thói quen đều giúp trẻ em cảm thấy an tâm và tự tin hơn.

day-con1-1737002699933353153064.jpg

Việc tạo lập những thói quen tốt cho trẻ em ngay từ nhỏ sẽ giúp chúng đối mặt với những thay đổi trong cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Ảnh minh họa

5. Nói chuyện và đọc cho con bạn nghe - thật nhiều

Nghiên cứu cho thấy rằng, ngay cả khi trẻ mới vài tháng tuổi và không hiểu nghĩa của từ, não của chúng vẫn sử dụng chúng.

Điều này xây dựng một nền tảng thần kinh cho việc học sau này. Vì vậy, càng cho chúng nghe nhiều từ, hiệu quả càng lớn. Chúng cũng sẽ có vốn từ vựng và khả năng đọc hiểu tốt hơn.

Dạy chúng "từ ngữ cảm xúc" (chẳng hạn như buồn, vui, thất vọng…) đặc biệt có lợi. Càng biết nhiều, chúng càng có thể hành động linh hoạt hơn.

Hãy đưa lời khuyên này vào hành động bằng cách quan sát kỹ cảm xúc của người khác. Nói về thứ gây ra cảm xúc và chúng có thể ảnh hưởng đến ai đó như thế nào: "Con có thấy cậu bé đang khóc đó không? Cậu bé đang cảm thấy đau vì ngã và trầy xước đầu gối. Cậu ấy đang buồn và có lẽ muốn một cái ôm của bố mẹ".

Hãy coi bạn là hướng dẫn viên du lịch của con bạn, dẫn chúng qua thế giới bí ẩn của con người thông qua chuyển động và âm thanh của họ.

6. Bình thường hóa các trải nghiệm

Tình bạn giúp trẻ em phát triển những kỹ năng xã hội quan trọng, ví dụ như hòa hợp với người khác và giải quyết các xích mích, bất hòa. Nhưng không có tình bạn nào là hoàn hảo cả.

Hãy nhắc nhở con bạn rằng mọi tình bạn, cũng như bất kỳ một mối quan hệ nào khác đều có những lúc thăng trầm.

Trong những mối quan hệ lâu dài, tình bạn thân thiết sẽ không thể tránh khỏi những lúc khiến người trong cuộc cảm thấy tức giận hay thất vọng về đối phương.

Hãy kể cho con bạn về những lần vấp ngã, những "tai nạn" trong các mối quan hệ mà các anh chị em ruột hoặc anh chị em họ của chúng đã từng trải qua khi bằng tuổi của chúng.

Những câu chuyện đó sẽ là các bằng chứng thực tế cho thấy chúng không hề cô đơn và không nên cảm thấy xấu hổ.

day-con3-17370026999451623685064.jpg

Khi bạn cho trẻ thấy bạn tin tưởng con có thể làm được điều gì đó, chúng cũng sẽ học cách tin tưởng bản thân, ngay cả khi gặp khó khăn. Ảnh minh họa

7. Tin tưởng con

Khi bạn cho trẻ thấy bạn tin tưởng con có thể làm được điều gì đó, chúng cũng sẽ học cách tin tưởng bản thân, ngay cả khi gặp khó khăn.

Cha mẹ hãy để con tự suy nghĩ và tìm cách giải quyết vấn đề. Điều này giúp con tự tin hơn vào khả năng của mình.

Ví dụ, khi con muốn tự mình buộc dây giày, tự đi học, hãy tin rằng trẻ có thể làm được. Khi biết rằng bạn luôn ở bên cạnh để giúp đỡ, con sẽ cảm thấy an tâm và sẵn sàng thử những điều mới.

8. Mô tả "hoạt động", không phải "con người"

Khi con trai bạn đập vào đầu con gái bạn, đừng chỉ mắng "hư quá". Hãy cụ thể hơn: "Đừng đánh em con. Hành động ấy khiến em con cảm thấy đau và khó chịu. Hãy nói với em rằng con rất xin lỗi em."

Quy tắc tương tự đối với lời khen ngợi: Đừng chỉ nói "ngoan quá", thay vào đó, hãy bình luận về hành động của cô bé: "Con đã rất đúng khi không lại anh." Kiểu ngôn từ này sẽ giúp não bộ của trẻ xây dựng các khái niệm hữu ích hơn về hành động và bản thân.

Một gợi ý khác là mô tả hành động của các nhân vật trong truyện. Khi ai đó không nói sự thật, đừng nói, "Sam là kẻ nói dối" (từ ngữ nhắm vào chủ thể "người"), hãy nói, "Sam đã nói dối" (từ ngữ nhắm vào "hoạt động"). Sau đó, hãy tiếp tục, "Con nghĩ tại sao Sam lại làm như vậy? Người khác sẽ cảm thấy thế nào nếu họ phát hiện ra? Họ có nên tha thứ cho Sam không?"

Bằng cách thu hút sự tò mò, bạn đang mô hình hóa sự linh hoạt mà chúng cần trong các tình huống thực tế. Bạn cũng đang ngụ ý với con rằng Sam vốn dĩ không phải là người không trung thực, Sam chỉ đang nói dối trong một tình huống cụ thể, có lẽ Sam sẽ cư xử trung thực hơn trong những trường hợp khác.

9. Dạy con rằng chất lượng quan trọng hơn số lượng

Những đứa trẻ ở tuổi thanh thiếu niên thường đong đếm giá trị của bản thân bằng số lượng bạn bè xung quanh mình. Chúng không nhận ra một điều là chất lượng tình bạn còn quan trọng hơn số lượng tình bạn.

Một nghiên cứu cho thấy các cô bé, cậu bé tuổi teen có nhiều bạn bè, nhưng trong số đó đa phần là những người bạn học hời hợt thì sẽ trở nên lo lắng và bất an hơn khi chúng đến tuổi trưởng thành.

Ngoài ra, ngược lại so với hầu hết suy nghĩ của trẻ em, việc nổi tiếng không hề giúp giảm bớt cảm giác cô đơn.

Khi một đứa trẻ nổi tiếng thông qua những lời đồn, ví dụ trên mạng xã hội chẳng hạn, thì sự nổi tiếng ấy thường là không bền vững và rất khó để duy trì.

Hãy giúp con hiểu được rằng chúng không cần hàng trăm người bạn, dù là trên mạng xã hội hay ngoài đời thật.

Một hay một vài người bạn trung thành, tử tế và đáng tin cậy thì còn tốt hơn có nhiều bạn nhưng khi gặp khó khăn thì chẳng ai sẵn sàng giúp đỡ chúng.

Các nghiên cứu cũng cho thấy việc có ít nhất một tình bạn lành mạnh, vững bền sẽ giúp con bạn có kết quả học tập tốt hơn cũng như duy trì sự ổn định về mặt tâm lý.

10. Xin lỗi, sửa chữa và kết nối lại

Ai cũng có lúc mắc lỗi, kể cả bố mẹ. Khi bố mẹ nổi nóng, con có thể cảm thấy sợ hãi và buồn.

Để mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái trở nên tốt đẹp hơn, bố mẹ cần biết cách xin lỗi và sửa chữa những sai lầm của mình.

Khi bố mẹ xin lỗi con, con sẽ cảm thấy an tâm hơn và biết rằng bố mẹ vẫn yêu thương mình.

Trẻ cũng sẽ học được cách đối mặt với những sai lầm của mình và làm lành mối quan hệ với người khác.

cha-me1-17360773894751770285040-76-0-673-955-crop-1736077531656176910176.pngGiáo viên lâu năm: Nhiều học sinh rơi vào tuyệt vọng vì thường xuyên phải nghe 8 câu nói này của cha mẹ

GĐXH - Trẻ em cũng là đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là qua lời nói. Nên việc lựa chọn những từ ngữ phù hợp để dạy con cũng là cách giúp con trưởng thành tốt nhất.

lam-me2-1735288475614355222790-0-0-437-700-crop-1735288491911337719509.jpgCó một kiểu làm mẹ nhìn qua tưởng tốt nhưng lại khiến con gặp khó khăn trong cuộc sống khi trưởng thành

GĐXH - Bất kỳ người mẹ nào cũng muốn dành hết tình yêu cho con cái. Nhưng trên thực tế, có những cách dạy con của người mẹ có thể gây cho con cái các khiếm khuyết tâm lý suốt đời.

Tin mới

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020