Chiều 8/9, trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ tám Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tổ chức tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Đoàn Đại biểu tỉnh Lạng Sơn tham dự Phiên họp Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu, trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ tám Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Báo Lạng Sơn
Ông Lưu Bá Mạc, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đánh giá, sự ghi nhận này sẽ giúp cho tỉnh Lạng Sơn có thêm động lực cũng như cơ hội tập trung nguồn lực hơn nữa để tăng cường, đẩy mạnh công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản địa chất, di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ, đa dạng sinh học, cũng như các danh lam thắng cảnh đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn.
Dự kiến, Công viên địa chất Lạng Sơn sẽ nhận bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO vào năm 2025 tại Chile.
Một số hóa thạch được các chuyên gia phát hiện trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn. Ảnh: Báo Lạng Sơn
Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn thành lập từ năm 2021. Công viên có chủ đề "Dòng chảy sự sống nơi miền đất thiêng" bao gồm 38 điểm tham quan thuộc 4 tuyến du lịch gồm: tuyến một "Khám phá thế giới thượng ngàn"; tuyến hai "Hành trình về miền thiên giới"; tuyến ba "Cuộc sống dân dã nơi trần thế"; tuyến 4 "Đường đến thủy cung".
Công viên có phạm vi thuộc các huyện, thành phố: Bắc Sơn, Chi Lãng, Hữu Lũng, Lộc Bình, Văn Quan và thành phố Lạng Sơn với tổng diện tích 4.842 km2 và dân số gần 627.000 người, tương ứng khoảng 58% diện tích và 78% dân số toàn tỉnh.
Trước đó, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, điều tra và khảo sát thực địa nhiều thập kỷ nay, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã khẳng định tỉnh Lạng Sơn có đầy đủ các giá trị có ý nghĩa toàn cầu để có thể xây dựng, phát triển một công viên địa chất, hướng tới trở thành một công viên địa chất toàn cầu.
Ngày 30/11/2023, UBND tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam (Bộ Ngoại giao) hoàn thiện Hồ sơ đề nghị công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, sau đó, đệ trình lên Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).
Mộc Trà