Chuyên mục  


Thông điệp được Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái nêu tại hội thảo "Hợp tác và phát triển giữa các Trung tâm và Chương trình khoa học tự nhiên của UNESCO" tổ chức, chiều 10/5.

Năm 2015 Đại hội đồng UNESCO đã thông qua việc thành lập Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu và Đào tạo Toán học và Trung tâm Vật lý Quốc tế - Trung tâm dạng II dưới sự bảo trợ của UNESCO. Sau đó hai trung tâm đã tiến hành các hoạt động đào tạo và nghiên cứu vật lý/toán học trình độ quốc tế dưới hình thức các lớp học, hội nghị, hội thảo, tài trợ tài năng trẻ của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, hướng tới một số nước trong khu vực châu Phi - nơi vật lý và toán học đang phát triển. Hai trung tâm cũng tổ chức các nhóm và thực hiện các đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó các hoạt động góp phần quảng bá tri thức khoa học cho cộng đồng.

PGS.TS Đinh Văn Trung, Giám đốc ICP, cho biết giai đoạn 2018 - 2023, ICP đã thực hiện 74 nhiệm vụ. Trung tâm có hàng chục bài báo thuộc cơ sở dữ liệu Web of Science và nhiều công bố trên tạp chí uy tín như Nature, Physical Review Letters. Các hoạt động hội nghị, mời các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực vật lý tới làm việc ngắn hạn đã được tổ chức thường xuyên giúp các nhóm nghiên cứu cùng trao đổi học thuật.

Tại ICRTM, PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương, Giám đốc ICRTM cũng nêu nhiều hoạt động nổi bật với các đề tài nghiên cứu và đào tạo (postdoc, tiến sĩ, thạc sĩ). Trung tâm có 82 công bố trên các tạp chí Web of Science cùng hàng trăm hoạt động hội thảo, trao đổi nghiên cứu giữa các nhà khoa học trong nước với quốc tế.

Thứ trưởng Trần Hồng Thái phát biểu tại hội thảo. Ảnh: VAST

Thứ trưởng Trần Hồng Thái đánh giá kết quả hoạt động cho thấy hai trung tâm làm tốt việc đào tạo cán bộ khoa học, kết nối quốc tế thông qua các nghiên cứu nghiên cứu. "Việc thành lập hai Trung tâm trở thành hướng đi đúng góp phần vào thành tựu ngành khoa học công nghệ trong 65 năm qua", Thứ trưởng nói.

Ông cho biết quan điểm của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với các chương trình toán học, vật lý quốc gia, chương trình cấp quốc gia, bên cạnh vi mạch bán dẫn, công nghệ sinh học, đều ưu tiên các hoạt động của UNESCO. Theo đó hai trung tâm cần nghiên cứu thêm những chương trình phù hợp như vật lý hạt nhân, phát triển bền vững.

Bà Lê Thị Hồng Vân, quyền Vụ trưởng vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO, Bộ Ngoại giao, tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam nhìn nhận hai trung tâm đã góp phần khẳng định Việt Nam là một trong các nước đi đầu trong việc thúc đẩy sự phát triển khoa học cơ bản gắn với các mục tiêu của UNESCO.

Trung tâm Vật lý Quốc tế và Trung tâm Quốc tế Đào tạo - Nghiên cứu Toán học được Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ra mắt năm 2021. Hai trung tâm được thành lập để hợp tác nghiên cứu, ứng dụng vật lý, toán học với các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước, quốc tế, hướng tới các quốc gia ASEAN, châu Á/Thái Bình Dương và châu Phi thông qua các hoạt động trao đổi chuyên gia ngắn hạn, cử chuyên gia của Việt Nam đi dạy, tổ chức hội nghị, hội thảo. Trung tâm có nhiệm vụ tham gia các dự án nghiên cứu quốc tế, với sự hợp tác của Chương trình Khoa học cơ bản quốc tế (IBSP) và Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế (ICTP).

Trong mạng lưới các trung tâm khoa học, UNESCO chia thành hai dạng trung tâm: dạng một và dạng hai.

Trung tâm dạng một có sứ mệnh tiếp nhận cán bộ khoa học từ các nước đang phát triển đến học tập, nghiên cứu khoa học.

Trung tâm dạng hai có tầm nhìn, sứ mệnh nghiên cứu, đào tạo trong chuyên ngành cho khu vực và quốc tế, phù hợp với chính sách, chiến lược của UNESCO.

Hiện UNESCO công nhận 98 trung tâm khoa học dạng hai, trong đó có 49 trung tâm thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. Trong đó, Việt Nam có hai trung tâm, chiếm lượng lớn trong số 200 thành viên. Như vậy, Việt Nam cùng với Malaysia, Thái Lan và Indonesia là bốn nước của ASEAN có trung tâm dạng hai được UNESCO công nhận và bảo trợ.

Như Quỳnh

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020