"Tháng 7 âm lịch vô cùng ý nghĩa với những người con. Tân Nhàn là một phật tử, muốn dùng lời ca tiếng hát của mình làm lan tỏa các giá trị tốt đẹp của đạo Phật", Tân Nhàn nói. Trong vòng một tháng, cô cùng êkíp lên ý tưởng, chỉ đạo nội dung nghệ thuật và dàn dựng sân khấu.Tứ Ân được mở đầu bằng tiếng chuông chùa, màn trì tụng Chú Đại Bi do chư tăng cùng các nghệ sĩ thể hiện như lời cầu mong nhiều phước lành đến mọi người. Dưới sân khấu, khán giả cùng thắp đèn hoa.
Đêm nhạc được chia làm bốn phần đại diện cho bốn ơn lớn mà mỗi người sinh ra cần ghi nhớ theo lời Phật dạy. Tân Nhàn mang đến nhiều tiết mục như: Mục Kiền Liên cứu mẹ (sáng tác: Trần Mạnh Hùng), Trở về (sáng tác: Tuấn Phương), Quê mẹ (sáng tác: Trần Mạnh Hùng)...
Tân Nhàn kết hợp với nghệ sĩ ưu tú Đình Cương (phải) thể hiện bài hát văn Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa (thơ: Nguyễn Duy).
Nghệ sĩ xẩm Quang Long và Mai Tuyết Hoa cùng nhóm Xẩm Hà Thành kể câu chuyện về công lao cha mẹ qua hai khúc xẩm: Theo cha ra biển mở buồm, Công cha ngãi mẹ sinh thành.
Ca khúc Mẹ từ bi (nhạc: Chúc Linh, thơ: Thích Từ Giang) do ca sĩ Thu Hằng thể hiện cùng phần dàn dựng múa Quan âm nhận tràng pháo tay từ khán giả.
Hương Ly thể hiện Phật Quang Phổ Chiếu (sáng tác: Sỹ Thắng) - ca khúc được đánh giá lạ tai đối với âm nhạc Phật Giáo vì giai điệu mạnh, không mềm mại như đa số ca khúc cùng chủ đề.
Lương Nguyệt Anh với Nhành dương cứu khổ (sáng tác: Trường Khánh).
Tổ quốc gọi tên mình (nhạc: Trung Đình Cẩn, thơ: Nguyễn Phan Quế Mai) được thể hiện qua giọng ca của Tuấn Anh - chồng ca sĩ Tân Nhàn.
Anh còn song ca cùng Lương Nguyệt Anh với Đất nước tình yêu (sáng tác: Lệ Giang).
Ý Ly (ảnh: Hòa Nguyễn, Bình Quách)