Chuyên mục  


Theo Xinhua, cuối tháng 4, chiếc đàn tên Cửu Tiêu Hoàn Bội xuất hiện ở show Cổ cầm chi dạ, tại nhà hát ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Nghệ sĩ Triệu Hiểu Hà biểu diễn khúc nhạc cổ về mỹ nhân. Đây là một trong cây đàn nổi tiếng nhất Trung Quốc, chỉ được mang biểu diễn ở sự kiện văn hóa, chính trị lớn.

tieng-nhac-tu-cay-dan-1-300-tuoi-gia-55-trieu-usd-1715315270.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=uGcm_USzoAHOeytu8J39Vw
Tiếng nhạc từ cây đàn 1.300 tuổi giá 55 triệu USD

Triệu Hiểu Hà gảy đàn trước giờ bắt đầu show "Cổ cầm chi dạ". Video: CCTV

Có bốn phiên bản Cửu Tiêu Hoàn Bội còn được lưu giữ, cả bốn đều xuất xứ thời Đường, trong đó ba chiếc nằm trong các bảo tàng Cố cung Bắc Kinh, Bảo tàng Lịch sử Trung Quốc và Bảo tàng tỉnh Liêu Ninh. Chiếc còn lại thuộc sở hữu của nhà sưu tầm Hong Kong Hà Tác Như. Theo CCTV, Bản Cửu Tiêu Hoàn Bội của ông năm nay 1268 tuổi, được giới chuyên môn ước tính trị giá vượt 400 triệu nhân dân tệ (55,3 triệu USD), đắt nhất Trung Quốc.

Hà Tác Như cho ban tổ chức show Cổ cầm chi dạ mượn cổ vật để diễn tấu. Vé chương trình bán hết sau vài giây mở bán. Đàn làm bằng gỗ cây bào đồng - một loại gỗ nhẹ, không cong vênh, lưng đàn khắc chìm bốn chữ Cửu Tiêu Hoàn Bội - mang ý nghĩa loại đàn đỉnh cao, âm thanh như ngọc. Chiếc này từng thuộc sở hữu của họa sĩ, nhà thơ thời Tống Tô Đông Pha, lưng đàn khắc con dấu của ông.

ly-tuong-dinh-choi-dan-co-1715311662.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=qjZDP5f4SZNATmfiSZgsqw
Lý Tường Đình chơi đàn cổ

Lý Tường Đình gảy bản "Nước chảy" bằng Cửu Tiêu Hoàn Bội. Video: CCTV

Thời Đường Huyền Tông, nhà vua và quý phi đều say mê âm luật, từ đó tác động đến sự phát triển âm nhạc. Người chế tác nhạc cụ Cửu Tiêu Hoàn Bội là Lôi Uy - được mệnh danh Đệ nhất cầm sư Trung Quốc, chuyên chế tác nhạc cụ cho hoàng gia, người bình thường khó có được đàn ông làm ra.

Lý Tường Đình là người nhiều lần trình diễn với Cửu Tiêu Hoàn Bội nhất. Ông là giáo sư Học viện Âm nhạc trung ương Trung Quốc, Triệu Hiểu Hà là học trò của ông. Theo Ifeng, khi có được cây đàn năm 2013, Hà Tác Như mời nhiều nghệ sĩ gảy nhưng đều không mấy hài lòng, cho đến khi ông gặp Lý Tường Đình.

Khi mang nhạc cụ đến Bắc Kinh mời Lý Tường Đình gảy, Hà Tác Như khóc, cảm nhận được mối kỳ duyên với cổ vật. Ông cũng cho rằng nhạc cụ tìm được tri âm. Từ đó, mỗi khi Lý Tường Đình cần, Hà Tác Như đều mang đàn cho giáo sư mượn.

tieng-nhac-tu-cay-dan-thoi-duong-1715312574.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ToPKbpoOl9plbU75Km2-NQ
Tiếng nhạc từ cây đàn thời Đường

Hợp tấu tiêu cầm "Mai hoa tam lộng" của cha con Lý Tường Đình, Lý Bồng Bồng, Lý Bồng Bồng dùng cây Cửu Tiêu Hoàn Bội. Video: CCTV

Lý Tường Đình dùng bảy từ đánh giá âm vận của nhạc cụ: Bay bổng, điềm tĩnh, tròn đầy, hùng vỹ, thâm trầm, xa xưa, kỳ diệu. Con gái của Lý Tường Đình - Lý Bồng Bồng - kế nghiệp cha, tìm hiểu cổ cầm từ bé. Cô cũng vài lần biểu diễn với Cửu Tiêu Hoàn Bội, nhận xét âm sắc dày, vang, kỹ thuật chế tác đàn hiện nay rất tốt nhưng không có được âm hưởng ngàn thu như Cửu Tiêu Hoàn Bội.

Lý Bồng Bồng và chiếc đàn nghìn năm. Ảnh: China News

Lý Bồng Bồng cho biết bảo dưỡng đàn cổ khó khăn, chiếc Cửu Tiêu Hoàn Bội tồn tại sau gần 1.300 năm là nhờ chất liệu tốt và cả sự may mắn. Ngoài trình diễn, Lý Bồng Bồng còn giảng dạy cổ cầm, để thế hệ sau kế tục âm nhạc truyền thống.

Nghinh Xuân

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020