Chuyên mục  


base64-17272764476851382775421.jpeg

Hai nhịp cầu sắt Bình Lợi cũ hiện đang ở bờ sông Sài Gòn, gần cầu mới (cách đường Phạm Văn Đồng, TP Thủ Đức khoảng 100m) - Ảnh: CHÂU TUẤN

Cây cầu sắt Bình Lợi cũ là tài sản hạ tầng đường sắt quốc gia được điều chuyển từ Bộ Giao thông vận tải về UBND TP.HCM quản lý. Sau khi tiếp nhận, UBND TP.HCM chỉ đạo các đơn vị liên quan để bảo tồn theo quy định.

Đây là cây cầu đường sắt vượt sông Sài Gòn đầu tiên được xây dựng năm 1902. Cầu có chiều dài 276m, gồm 6 nhịp với độ tĩnh không thông thuyền chỉ khoảng 1,8m nên có nhịp cầu quay ở phía bờ TP Thủ Đức để tàu thuyền đi qua.

Năm 2019, cầu sắt Bình Lợi mới được đưa vào khai thác, từ đó cầu sắt Bình Lợi cũ chấm dứt sứ mệnh sau 117 năm hoạt động. 

Vì vậy, hai nhịp cầu sắt và tháp canh cũ bên phía bờ TP Thủ Đức được giữ lại để bảo tồn. Các phần cầu còn lại được hoàn thành tháo dỡ từ năm 2020 và thanh lý theo quy định.

Cầu sắt Bình Lợi cũ là công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa gắn với quá trình hình thành, phát triển của Sài Gòn - TP.HCM và của ngành đường sắt Việt Nam.

Do đó, việc bảo tồn để lưu giữ lại dấu tích của cầu đường sắt Bình Lợi gắn với không gian sông nước… còn để phục vụ việc tìm hiểu, nghiên cứu khoa học về ngành đường sắt và phát triển ngành du lịch TP.HCM.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, hiện hai nhịp cầu sắt Bình Lợi cũ đang được rào chắn mặt phía trong bờ để bảo quản. Phần dạ cầu vẫn là lối đi của nhà dân khu vực.

Hình ảnh hai nhịp cầu sắt Bình Lợi cũ:

base64-17272764477011363051836.jpeg

Khu vực này hiện có cầu sắt Bình Lợi mới cho tàu Bắc Nam chạy và cầu đỏ nối đường Phạm Văn Đồng - Ảnh: LÊ PHAN

base64-1727276480745767677389.jpegbase64-1727276480790292188506.jpeg

Các nhịp thép vòm của cầu sắt Bình Lợi cũ xây từ thời Pháp và sẽ được bảo tồn tại chỗ để nghiên cứu lịch sử ngành đường sắt và khai thác du lịch - Ảnh: CHÂU TUẤN

base64-1727276447719640893958.jpeg

Phần dạ cầu hiện là lối đi và người dân tận dụng để nuôi gà - Ảnh: LÊ PHAN

base64-1727276497853358842557.jpegbase64-17272764978721803406572.jpegbase64-1727276497888658435663.jpeg

Tĩnh không của cầu sắt Bình Lợi cũ chỉ khoảng 1,8m gây cản trở giao thông đường thủy nên đã được tháo bớt - Ảnh: LÊ PHAN

base64-1727276447738341943972.jpeg

So với cầu mới, cầu sắt Bình Lợi cũ thấp hơn hẳn và một số vị trí đã bị xuống cấp - Ảnh: CHÂU TUẤN

base64-1727276447764974672620.jpeg

Tháp canh nằm bên phải đường ray gần chân cầu phía TP Thủ Đức qua quận Bình Thạnh, bên ngoài mặt tường còn dòng chữ nổi "Binh Loi Octobre 1948" - Ảnh: LÊ PHAN

base64-17272765222741800512846.jpegbase64-17272765222901607552328.jpeg

Còn cầu sắt Bình Lợi mới bắt đầu xây dựng vào năm 2017 và đưa vào khai thác năm 2019 - Ảnh: CHÂU TUẤN

base64-17272764477831313403320.jpeg

Phần mặt của hai nhịp cầu sắt Bình Lợi cũ đã ám màu thời gian, 122 năm tuổi - Ảnh: LÊ PHAN

base64-17272764478031329052435.jpeg

Cụ thể hai nhịp cầu đường sắt Bình Lợi (một nhịp dài 22,9m, một nhịp dài 40,9m) có nguyên giá theo sổ kế toán là 13,888 tỉ đồng, giá trị còn lại theo sổ kế toán là 12,344 tỉ đồng - Ảnh: LÊ PHAN

base64-17272764478252101481985.jpeg

Đây là tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được điều chuyển từ Bộ Giao thông vận tải về UBND TP.HCM quản lý - Ảnh: CHÂU TUẤN

base64-1727276447850675943652.jpeg

Cầu sắt Bình Lợi cũ là công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa gắn với quá trình hình thành, phát triển của Sài Gòn - TP.HCM và của ngành đường sắt Việt Nam, vì vậy cần phải lưu giữ, bảo tồn dấu tích - Ảnh: LÊ PHAN

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020