Chuyên mục  


Lễ hội chùa Bà - cảng thị Nước Mặn ở xã Phước Quang, huyện Tuy Phước - Ảnh: B.A

Theo ông Lâm Hải Giang, Lễ hội chùa Bà - cảng thị Nước Mặn (ở xã Phước Quang, huyện Tuy Phước) là một trong những lễ hội dân gian truyền thống có quy mô lớn và ra đời sớm ở tỉnh Bình Định, cách đây gần 4 thế kỷ. 

Lễ hội được tổ chức trong ba ngày từ ngày cuối tháng giêng đến mùng 2 tháng hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân tham gia.

Khoảng 400 năm trước, khu vực thôn An Hòa là cảng thị Nước Mặn nổi tiếng sầm uất. Người Hoa từ Quảng Đông, Phúc Kiến di cư sang mở phố buôn bán. Lễ hội Nước Mặn ra đời và được tổ chức ở chùa Bà vừa đánh dấu một cảng thị ở vùng đất biên viễn bước vào thời kỳ phồn vinh, vừa thể hiện tinh thần dung hợp văn hóa Việt - Hoa khi biên giới nước ta mới tới núi Đá Bia (Đèo Cả - Phú Yên).

Cho đến ngày nay, tuy cảng thị đã suy tàn, biến thành một vùng quê yên tĩnh nhưng chùa Bà vẫn còn, lễ hội Nước Mặn vẫn còn như một hoài niệm về một đô thị thương cảng đã từng là trung tâm thương mại, văn hóa một thời của Bình Định. 

Chùa Bà là nơi thờ Thiên Hậu thánh mẫu - một nhân vật huyền thoại, thường cứu vớt tàu thuyền gặp nạn. Tục thờ Thiên Hậu của người Hoa hòa nhập với tục thờ Mẫu của người Việt chính là linh hồn của lễ hội Nước Mặn. 

Điểm đặc biệt của lễ hội là người dân ở đây thắp đèn lồng vào các ngày lễ, các nhà đều chuẩn bị đồ ăn thức uống trong nhà để sẵn sàng chào đón khách thập phương đến với lễ hội và xem đây như là dịp tết lớn thứ hai trong năm.

Bình Định: Rộn ràng lễ hội cảng thị Nước Mặn

TTO - Ngày 9-3-2008 (mùng 2 tháng hai âm lịch), tại chùa Bà, huyện Tuy Phước, chính quyền địa phương đã long trọng tổ chức lễ hội cảng thị Nước Mặn.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020