Chuyên mục  


base64-1727566357044921505043.jpeg

TS Bùi Trân Phượng trò chuyện về góc nhìn của nhà văn Hồ Biểu Chánh qua tiểu thuyết của ông - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Ngày 28-9, tại không gian Cà phê thứ bảy diễn ra buổi giao lưu về chủ đề Chữ hiếu và chữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh với TS Bùi Trân Phượng.

Qua buổi chia sẻ, bà Bùi Trân Phượng góp phần làm rõ góc nhìn của Hồ Biểu Chánh về mối tương quan giữa chữ hiếu với cha mẹ và chữ tình với vợ, chồng trong thời đại Nho giáo phát triển.

Nút thắt giữa hiếu và tình

Hồ Biểu Chánh sinh ra ở cuối thế kỷ 19, khi đất nước đang có sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông và Tây. 

Vì thế, góc nhìn, quan điểm của ông đối với các vấn đề đời sống có phần mới mẻ, hiện đại.

Để làm rõ tư tưởng của Hồ Biểu Chánh, TS Bùi Trân Phượng đã mượn hai tác phẩm của ông, gồm Vậy mới phảiAi làm được?.

Bài thơ Vậy mới phải do Hồ Biểu Chánh phóng tác từ tác phẩm văn học Pháp tên Le Cid. Qua đó, Hồ Biểu Chánh khắc họa mối tình oái oăm của cặp đôi Thanh Tòng và Lệ Bích.

Hai người cha của Lệ Bích và Thanh Tòng đều là quan có công lớn trong triều đình. Vì việc được đề bạt mà đâm ra hiềm khích, người này nghĩ kế hạ nhục người kia.

Trong lúc trả thù cho cha ruột, chàng rể Thanh Tòng vô tình giết chết cha vợ của mình. Lệ Bích cũng vì thế mà sinh ra đấu tranh nội tâm, “bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn”.

Trong khi đó, giặc ngoài kéo đến, Thanh Tòng nhờ tài năng mà lập công lớn, được vua ban cho chức vị cao, còn tỏ ý muốn gả công chúa cho chàng, nhưng vì giữ trọn chữ tình mà chàng khước từ.

Vì mối thù cũ mà Lệ Bích từ chối Thanh Tòng, còn Thanh Tòng vì tình với Lệ Bích mà “bất hiếu, bất trung”.

base64-1727566626334504374192.png

Tác phẩm Vậy mới phải và Ai làm được? - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Bên cạnh đó, tác phẩm Ai làm được? cũng “lên tiếng” cho những định kiến có phần xa rời đời sống thực tế ngày xưa. Bạch Tuyết lớn lên cùng cha và dì ghẻ, người đã hại chết mẹ cô và đang âm mưu tước đi tài sản mà ông ngoại cô sẽ để lại.

Người mẹ kế ngỏ ý để chồng gả con gái cho cháu trai của bà. Nhưng hiểu ý của mẹ kế nên Bạch Tuyết làm trái ý cha mà từ chối. Dì ghẻ cũng không ít lần dùng lời mật ngọt khiến cha Bạch Tuyết hiểu lầm, dẫn đến cô bị đánh oan ức.

Đỉnh điểm là Bạch Tuyết bị mẹ kế vu oan tư tình với Chí Đại, người làm của ông ngoại cô. Đặt trong bối cảnh của thời đại cũ, Bạch Tuyết vừa bị mang tiếng là thất tiết, vừa bị gán tội bất hiếu với cha.

Mượn chất liệu từ đời thực, Hồ Biểu Chánh viết thành các câu chuyện khắc họa rõ nét những quan niệm còn thiếu tình, thiếu lý trong Nho giáo.

Phải hay quấy?

Sau khi chỉ ra những “nút thắt” trong lề luật mà các nhân vật mang tính đại diện cho con người trong thời đại đang phải chịu đựng, Hồ Biểu Chánh cũng tự đưa ra lời giải.

Với chuyện tình Lệ Bích và Thanh Tòng, tác giả lồng vào câu chuyện những yếu tố hư cấu.

Đặc biệt là khi linh hồn của cha Lệ Bích cho cô biết ông ra đi vì số đã tận, đồng thời mong cô hãy sống hạnh phúc với Thanh Tòng.

Nàng Bạch Tuyết trong Ai làm được? cũng tự tìm cho mình lối thoát khi quyết tâm bỏ nhà theo Chí Đại.

Tác giả Hồ Biểu Chánh đưa vào lời thoại nhân vật một việc mà ít người con gái thời bấy giờ dám làm: “Mà thôi thà theo trai còn hơn làm vợ kẻ thù".

Cuối cùng, Lệ Bích và Thanh Tòng vượt những lề luật quá khắt khe về nghĩa mà sống đúng đạo vợ chồng. Bạch Tuyết cũng bỏ qua những định kiến cổ hủ mà tìm lối thoát và theo đuổi hạnh phúc.

Qua đó, TS Bùi Trân Phượng cũng khẳng định tư tưởng của Hồ Biểu Chánh: “Dù là phản thần hay trung thần cũng nên thờ công lý là phải quấy”, cụ thể ở đây là phải hay quấy trong chữ hiếu và chữ tình.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020