Chuyên mục  


Anh A (nón đỏ) trong cuộc họp báo ngày 25-1 - Ảnh chụp màn hình Kyodo News

Hãng thông tấn Kyodo News dẫn nguồn tin từ các quan chức chính phủ cho biết OTIT đang điều tra thêm vụ việc và có thể sẽ rút giấy phép của công ty môi giới.

Công ty này có trụ sở tại Okayama cũng là nơi thực tập sinh giấu tên (tạm gọi là A) làm việc trong một công ty xây dựng.

Anh A đang yêu cầu công ty nơi mình làm việc và phía môi giới xin lỗi, bồi thường sau hơn 2 năm chịu đựng việc bị đồng nghiệp Nhật đánh đập.

Ông Muto Mitsugu, người đứng đầu một công đoàn hỗ trợ anh A, cho biết phía môi giới "nhìn chung đã nhận trách nhiệm" và thừa nhận đã chưa làm đủ những gì cần làm để ngăn chặn sự việc.

Phía công ty xây dựng cũng nhận trách nhiệm và cam kết sẽ bồi thường, xin lỗi nạn nhân.

Sự việc được phơi bày trong tháng này sau khi đoạn clip ghi lại cảnh nạn nhân bị đấm, đánh bằng gậy lan truyền trên mạng. Video khiến người xem phẫn nộ vì có ai đó cười khi chứng kiến cảnh A bị đồng nghiệp đánh mà không dám phản kháng.

Trong cuộc họp báo trực tuyến chung với ông Muto ngày 25-1, A giải thích bản thân không dám báo cảnh sát vì sợ bị trả thù. Nạn nhân 41 tuổi sang Nhật vào mùa thu năm 2019 và chỉ 1 tháng sau thì bị đồng nghiệp ngược đãi.

Việc này tái diễn nhiều lần, có lần anh bị đồng nghiệp ném đồ vật khiến anh bị gãy răng và rách môi, lần khác bị đá đến gãy xương sườn.

Đoạn video ghi lại cảnh anh A bị các đồng nghiệp đánh đập khiến người xem phẫn nộ - Nguồn: Twitter The Mainichi

"Tôi sợ không thể làm tại công ty và bị trả về Việt Nam. Tôi quá hoảng loạn và sợ hãi nên không biết phải làm gì", anh A nói thông qua người phiên dịch.

Theo ông Muto, sau khi sự việc được phản ánh, một số công ty Nhật đã liên hệ và ngỏ ý muốn mời anh A về làm việc.

Nhật Bản thiết lập chương trình thực tập sinh vào năm 1993 nhằm chuyển giao kỹ năng cho lao động các nước đang phát triển.

Tuy nhiên chương trình này bị một số ý kiến chỉ trích là khiến người lao động bị bóc lột, một số công ty Nhật thì lợi dụng chương trình này để tuyển lao động giá rẻ nước khác.

Trong tuyên bố chung ngày 24-1, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Lưu trú Nhật Bản, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cùng OTIT đã kêu gọi các công ty sử dụng thực tập sinh và môi giới có biện pháp giám sát, ngăn chặn việc bạo hành tại nơi làm việc.

Ngày 25-1, Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản Furukawa Yoshihisa cũng vào cuộc khi yêu cầu cơ quan quản lý nhập cư mở cuộc điều tra sự việc và nhấn mạnh việc ngược đãi thực tập sinh nước ngoài là không thể chấp nhận được.

Nhật điều tra vụ ngược đãi thực tập sinh Việt đến gãy tay

TTO - Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản Furukawa Yoshihisa yêu cầu cơ quan quản lý nhập cư mở cuộc điều tra sự việc sau khi đoạn video ghi lại cảnh một thực tập sinh Việt Nam bị đồng nghiệp đấm, đá và đánh bằng cán chổi lan truyền trên mạng xã hội.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020