Chuyên mục  


otkkkcm5gfjsdfmopzz2eycdcu-1732865604085609975143.jpg

Người dân Lebanon hạnh phúc khi có thể quay trở về quê hương nhờ vào thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah - Ảnh: REUTERS

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và lực lượng Hezbollah đóng tại Lebanon do Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố vào ngày 26-11 và có hiệu lực vào ngày 27-11, đã lần đầu mang lại bình yên cho người dân Lebanon sau 14 tháng giao tranh giữa Hezbollah và Israel.

Sau khi cả hai bên chấp nhận một thỏa thuận do Mỹ và Pháp làm trung gian, lệnh ngừng bắn kéo dài trong 60 ngày với hy vọng đạt được lệnh ngừng bắn vĩnh viễn.

Âm thanh của máy bay chiến đấu, tên lửa và pháo binh đã được thay thế bằng tiếng nhảy múa và ca hát ở một số vùng của Lebanon, khi tin tức về lệnh ngừng bắn được công bố.

Bất chấp lệnh ngừng bắn mới được ban hành, vẫn chưa rõ khi nào người dân ở Lebanon có thể hoàn toàn quay trở lại cuộc sống như trước mà không cần nơm nớp sợ tiếng súng, tiếng bom.

"Tôi có một người anh trai đã hy sinh, một anh rể bị thương trong các cuộc tấn công, và hàng xóm cùng họ hàng của tôi đều hoặc là liệt sĩ, bị thương, hoặc mất tích", bà Hawraa, một phụ nữ từ miền nam Lebanon có người thân chiến đấu cho Hezbollah, chia sẻ với Hãng tin Reuters.

"Chúng tôi muốn đưa các liệt sĩ của mình về và chôn cất họ... Chúng tôi muốn xây lại nhà cửa," bà Hawraa nói. 

Bà đã ở lại làng của mình cho đến khi buộc phải chạy trốn do cuộc tấn công của Israel vào tháng 9.

Nhìn chung, lệnh ngừng bắn này vẫn được xem là tín hiệu tích cực cho người dân Lebanon nói riêng và chảo lửa Trung Đông nói chung, ít nhất là trong vòng 60 ngày tới.

2024-11-28t145341z1008117620rc2cebaoxszqrtrmadp3israel-palestinians-iraq-lebanon-displaced-1732864361850608227672.jpg

Người dân Lebanon phải di tản và từng lánh nạn ở Iraq chuẩn bị trở về quê nhà, sau khi lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah có hiệu lực - Ảnh: REUTERS

2024-11-28t145338z110660553rc2bebag6k71rtrmadp3israel-palestinians-iraq-lebanon-displaced-1732864361839682130820.jpg

Dù lệnh ngừng bắn chỉ có hiệu lực trong 60 ngày tới, nhưng đây vẫn là tín hiệu tích cực cho người dân Lebanon quay trở về quê hương - Ảnh: REUTERS

bde45gmoc5jk5bhpsqpklsjhu4-1732865604072214001706.jpg

Những người Lebanon nhanh chóng hồi hương với những chuyến xe đầy ắp đồ đạc - Ảnh: REUTERS

2024-11-28t143624z399608344rc29ebanj0ezrtrmadp3israel-palestinians-lebanon-1732864761866602254994.jpg

Trong hình là Seba Bshara, 19 tuổi, đang buộc những lá cờ Lebanon lên đống đổ nát của một tòa nhà bị phá hủy tại thị trấn Nabatieh ở miền nam Lebanon - Ảnh: REUTERS

2024-11-28t151002z262119597rc2aebasthj1rtrmadp3israel-palestinians-lebanon-1732864361858797765993.jpg

Người dân Lebanon bắt đầu ổn định lại cuộc sống, trước hết là bằng việc dọn dẹp đống đổ vỡ ở khu vực họ sinh sống - Ảnh: REUTERS

zivuwbtc6nlkbheyaxowzydel4-17328656040782123240599.jpg

Người đàn ông đứng giữa "tàn tích" chiến tranh, nhưng ông vẫn hạnh phúc và nở nụ cười về phía camera vì ít ra quê nhà ông trong 60 ngày tới sẽ không còn tiếng súng đạn - Ảnh: REUTERS

dluhoffzdji4daaz4fukwtz2o4-17328656040661300111339.jpg

Đoàn xe của người dân Lebanon nối nhau trở về - Ảnh: REUTERS

Theo Tổ chức Di cư quốc tế, kể từ khi Hezbollah bắt đầu phóng rocket vào Israel để thể hiện tình đoàn kết với Hamas ở Dải Gaza sau các cuộc tấn công vào ngày 7-10 năm ngoái, hơn 834.000 người phải di tản trong nước, phần lớn từ ba quận ở miền nam Lebanon.

Báo Washington Post cho biết có ít nhất 5.868 công trình ở Lebanon bị ảnh hưởng, trong đó gần một nửa các công trình ở hai khu vực chịu thiệt hại nặng nhất là Ayta al-Shab và Kfar Kila. Khoảng 80% thiệt hại xảy ra sau ngày 2-10, ngay sau khi Israel mở cuộc tấn công trên bộ.

Kể từ đó, mức độ tàn phá tiếp tục gia tăng nhanh chóng, gần như gấp đôi sau mỗi hai tuần.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020