Chuyên mục  


Trên trang "Chuyện của Phong", anh Nguyễn Anh Phong (một trong những thành viên điều hành của Mạng lưới Người sống với HIV Việt Nam, VNP+) chia sẻ tâm sự của nam thanh niên bị lãnh cảm với tình dục. Được biết, vì tò mò, muốn tìm được cảm giác "sung sướng" mà nam thanh niên đã "quan hệ" với nhiều người cùng giới. Thế nhưng, anh cảm thấy mọi thứ không được thỏa mãn như mình mong muốn. Và cũng theo thanh niên này chia sẻ thì anh "không những không bị hấp dẫn bởi tình dục mà còn bị bệnh lây truyền qua đường tình dục".

base64-17273364497891553799695.jpeg

Ảnh minh họa

Lãnh cảm với tình dục xuất hiện ở nhiều bạn trẻ

Câu chuyện tuy ngắn gọn nhưng khiến anh Nguyễn Anh Phong bị ám ảnh. Chuyên gia cho rằng, trong thực tế có rất nhiều người ở độ tuổi còn rất trẻ bị lãnh cảm với tình dục như nam thanh niên này. Nhiều người sẽ cho rằng "do chưa kiếm được người đàn ông phù hợp đi suốt cuộc đời mình đó mà thôi", hoặc cho rằng những người như vậy là đạo đức giả, đang bi kịch hóa vấn đề...

  • be-trai-bi-xam-hai-tinh-duc2-1726747673786354365093-0-0-413-660-crop-17268197816411437289469.jpg

    Bị xâm hại tình dục, cậu bé viết tâm thư đau xót cầu cứu chuyên gia

Thực tế có những người mắc hội chứng lãnh cảm. Không chỉ người già, lớn tuổi có vấn đề tuyến tiền liệt hay không còn cảm xúc, ham muốn, đã mãn kinh... mà ngày nay, không thiếu những bạn trẻ bị lãnh cảm hoàn toàn với tình dục.

Điều này có thể do cuộc sống bây giờ khắc nghiệt quá, áp lực và mệt mỏi nhiều, khiến bản thân càng muốn tránh xa tình dục. Đôi khi những ám ảnh trong quá khứ như bị lạm dụng tình dục, quấy rối... sẽ gây ra vấn đề tâm lý kéo dài, thậm chí đến suốt cuộc đời. 

base64-1727336217988753211919.jpeg

Ảnh minh họa

Ngoài ra, có người còn đang bị áp lực về tình dục, ví dụ như không biết "lên đỉnh" là như thế nào. Nhiều người chưa biết thế nào là tình dục nhưng đã bị "bóng" tâm lý, ví dụ nhiều bé trai muốn mặc váy đầm, nói giọng giả gái... Đến khi lớn lên cứ nghĩ mình chọn người đồng tính nam hẹn hò là xong. Nhưng khi "vào cuộc" mới nhận ra cơ thể mình không chuẩn bị cho điều đó... 

Ngược lại, nhiều chàng trai lớn lên xác định mình sẽ quen và gắn bó với một người con gái nhưng ở bên cạnh không thấy vui. Nhưng chàng nhất quyết mình không thể là đồng tính nam, không thể thuộc giới LGBT được, dù gần người con gái nào cũng thấy sao kỳ vậy. Thích một bạn nam trong lớp nhưng lại phải đấu tranh suy nghĩ mình là đàn ông, phải tránh xa nó ra... Để rồi rơi vào lãnh cảm tình dục không thể giải thoát.

Lãnh cảm với tình dục xuất phát từ xác định khuynh hướng tình dục vào thời điểm trước khi dậy thì nên không sẵn lòng. Điều này khiến nhiều người rơi vào con đường đi tìm câu hỏi "tôi là ai". Tất cả mọi người đi tìm khoái lạc, khoái cảm, mọi người đều biết đó là gì. Riêng mình lại không biết. Vậy nên mới có những chuyện như chàng trai ở trên tâm sự.

"Bi kịch đến với bạn chính từ áp lực tình dục cho có với đối tác", chuyên gia giải thích. Không chỉ với người đồng tính mà người dị tính cũng gặp phải những tình huống tương tự.

Câu chuyện là bài học dành cho những người có nỗi niềm tương tự. Nếu bạn cũng rơi vào trong vòng xoáy lãnh cảm tình dục như trên, hãy chia sẻ với chuyên gia để tìm ra hướng thay đổi, đừng để đến khi mắc bệnh qua đường tình dục thì sẽ nhân đôi nỗi đau.

Nhiễm HIV phải làm sao?

Đáng tiếc cho chàng trai trong câu chuyện trên đã nhiễm HIV. Mặc dù vậy, BS Nguyễn Tấn Thủ (làm việc tại TP.HCM) khuyên, điều quan trọng bây giờ là chàng trai cần dừng lại hành động, xác định đúng nguyên nhân và song song điều trị HIV.

dong-tinh-nam-voi-nhieu-nguoi-bi-hiv4-17271678947021579583708.jpg

Ảnh minh họa

Với quan hệ tình dục đồng giới, tỷ lệ lây nhiễm bệnh HIV cao đến 75%. Ngoài nguy cơ nhiễm HIV, quan hệ đồng giới còn dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục.

Do đó, khi quan hệ tình dục nói chung, quan hệ tình dục đồng giới nói riêng, nhất định phải sử dụng bao cao su để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm những bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm.

Để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh khi quan hệ tình dục, bạn cũng có thể tiến hành điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV - PrEP là việc sử dụng (uống) thuốc kháng HIV (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Nếu bạn đã bị nhiễm HIV thì cũng nên dùng để ức chế virus HIV không nhân lên, từ đó giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh và không lây bệnh sang người khác.

PrEP được giới chuyên gia đánh giá có hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV rất cao. Thử nghiệm lâm sàng chứng minh sử dụng PrEP có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HIV đến hơn 90%.

(Ảnh minh họa: Internet)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020