Chuyên mục  


Cách đây 1 tuần, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) khiến dư luận chú ý khi báo cáo ít nhất 15 trẻ tử vong do liên cầu khuẩn A xâm lấn (iGAS) trong đợt bùng phát cuối năm nay, với số ca mắc cao bất thường - gấp 4,5 lần cùng kỳ năm trước.

Theo thông cáo báo chí toàn cầu từ WHO tối 15-12 không chỉ Anh mà Pháp, Ireland, Hà Lan, Thụy Điển cũng gặp đợt bùng phát bất thường trong năm nay.

gettyimages-1224535313custom-ab45709ee87dd8ad1c1a0b00ee56be415857a60d-1671163134408285108761-1671165470334-1671165470547687457261.jpg

Biển hiệu của WHO trước trụ sở chính tại Geneva - Thụy Sĩ - Ảnh: BBC

Cụ thể, Pháp đã ghi nhận đợt bùng phát liên cầu khuẩn A kể từ giữa tháng 11-2022 và vào ngày 8-12 Santé Publique France (SpF - Cơ quan Y tế công cộng Pháp) đã công bố báo cáo cho thấy một đợt gia tăng các ca nhiễm từ nhiều khu vực khác nhau (Occitanie, Auvergne-Rhône-Alpes, Nouvelle-Aquitaine), chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi. "Một số trường hợp bệnh nhi đã tử vong" - SpF cho biết.

Cũng theo WHO, hôm 6-12 Trung tâm Giám sát bảo vệ sức khỏe Ireland (HPSC) đã báo cáo sự gia tăng các trường hợp liên cầu khuẩn A xâm lấn từ đầu tháng 10, cũng ở trẻ dưới 10 tuổi và với mức hơn gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.

Cơ quan y tế công cộng Hà Lan đã báo cáo một đợt gia tăng từ tháng 3-20022 đến nay, hiện vẫn chưa lắng xuống. Nhóm tuổi nhiễm tương tự và nhiều trường hợp đồng nhiễm với thủy đậu và các virus đường hô hấp khác

Thụy Điển cũng ghi nhận 220 ca tương tự kể từ cuối tháng 10, cao hơn một chút so với 173 ca của năm ngoái.

WHO cho biết các hoạt động giám sát nâng cao đã được triển khai ở các quốc gia này, song song với các thông điệp y tế công cộng nhằm tăng cường nhận biết sớm, báo cáo và bắt đầu điều trị kịp thời khi trẻ mắc liên cầu khuẩn A. Một cảnh báo đã được đưa ra cho các quốc gia khác để cảnh giác với sự gia tăng tương tự trong, yêu cầu báo cáo cho WHO ngay khi xuất hiện tỷ lệ nhiễm liên cầu A bất thường.

Mức đánh giá rủi ro WHO đưa ra vẫn là thấp, do không xác định trình tự gien mới (cho thấy mầm bệnh đã đột biến) hay sự gia tăng kháng kháng sinh. Tuy nhiên tổ chức này nhấn mạnh sự tiếp tục giám sát và cảnh giác tối đa, điều tra thêm về các chùm ca nói trên.

Theo WHO, liên cầu khuẩn nhóm A thường gây ra các bệnh nhẹ như viêm amidan, viêm họng, chốc lở, viêm mô tế bào và ban đỏ. Các trường hợp nặng và tử vong chiếm thiểu số.

Tuy nhiên năm nay mùa nhiễm liên cầu khuẩn A dường như đang bắt đầu sớm và lại trùng với sự gia tăng việc lưu hành các virus đường hô hấp theo mùa, tăng khả năng đồng nhiễm tạo nên tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn A xâm lấn, dễ dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.

Điều này xảy ra trong bối cảnh dân số gia tăng sự trộn lẫn sau một thời gian quá dài mầm bệnh này giảm lưu hành do các biện pháp phòng COVID-19, điều có thể khiến đợt bùng phát trở nên mạnh mẽ hơn.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020