Chuyên mục  


cap-cuu-benh-nhan-phan-ve-34196445385481381764012-94771054052967920704327-1733929029731-17339290303011646648100.jpg

Hình minh họa.

Tại Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, Trung tâm Y tế thành phố Đông Triều (Quảng Ninh), các bác sĩ khám thấy bệnh nhân hôn mê, suy hô hấp, phổi hai bên co thắt mất thông khí, HA 230/110 mmHG, M 126 l/ph, ban đỏ rải rác toàn thân.

Người nhà cho biết: Trước khi vào viện, bệnh nhân tự thái hành tại nhà với số lượng lớn. Sau hít phải lượng lớn hơi từ hành thoát ra, bệnh nhân xuất hiện khó thở, mất ý thức, gọi hỏi không đáp ứng.

Nhận định tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ chẩn đoán: Phản vệ độ III chưa rõ nguyên nhân, suy hô hấp, hen phế quản. Kíp trực đã ngay lập tức triển khai, thiết lập ekip cấp cứu hồi sức cho bệnh nhân.

Một loạt các biện pháp cấp cứu được các bác sĩ thực hiện như: Adrenalin (tiêm bắp), corticoid, an thần, kiểm soát đường thở, thở máy... Sau 24h điều trị tích cực, bệnh nhân được rút nội khí quản, bệnh nhân tỉnh hơn, tiếp xúc được, bớt khó thở, da toàn thân giảm phát ban.

Sau 5 ngày được chăm sóc và điều trị, bệnh nhân hiện tại ổn định và đã xuất viện.

Các bác sĩ Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc cho biết: Phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính, có khả năng đe dọa đến tính mạng. Sốc có thể tiến triển trong vòng vài phút, bệnh nhân có thể co giật, không đáp ứng và tử vong. Mức độ nặng nhẹ của tình trạng phản vệ phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng phản ứng dị ứng của mỗi người, số lượng chất dị ứng, tốc độ hấp thụ dị nguyên và thời gian chờ thực hiện điều trị cấp cứu.

Người bị dị ứng có dấu hiệu phản vệ cần nhanh chóng được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí cấp cứu kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020