Chuyên mục  


Bé được đưa Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực cơ sở Hoàng Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, kết quả chụp cắt lớp phát hiện gãy rời xương hàm dưới kèm sưng nề, tụ khí. Do tình trạng chấn thương phức tạp, bác sĩ buộc phải rút ngắn thời gian và giảm các thủ tục phức tạp khi cấp cứu bé, chuyển sang khoa Răng Hàm Mặt.

Ngày 13/12, bác sĩ Dương Chí Hiếu, Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết êkíp cấp cứu đã lấy dấu, chế tạo máng phẫu thuật và nắn chỉnh, cố định xương hàm bé trong thời gian ngắn nhất. Bệnh nhi nhỏ tuổi, các thao tác xử trí phải thực hiện nhẹ nhàng, giảm tối đa sự xâm lấn và tổn thương.

Sau 5 ngày điều trị, sức khỏe bé ổn định, tiếp tục theo dõi phòng tránh biến chứng.

Ảnh chụp cắt lớp vùng mặt của bệnh nhi ghi nhận chấn thương. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

TS.BS. Đặng Triệu Hùng, Phó Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết gãy xương hàm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm mà còn có thể tác động đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của bé. Do đó, phụ huynh cần theo sát trẻ trong giai đoạn tập đứng và tập đi.

Khi cho trẻ dùng xe tập đi, bố mẹ cần đảm bảo trẻ ngồi ở vị trí an toàn, tránh độ cao nguy hiểm. Làm lưới an toàn tại các khu vực dễ xảy ra tai nạn, đặc biệt là ở nơi có thể gây té ngã. Tránh kích thích hoặc làm trẻ hoảng sợ khi bị chấn thương, hạn chế động tác làm tổn thương thêm đến vùng hàm. Nếu trẻ bị chảy máu nhiều, cho nằm nghiêng để tránh máu chảy vào họng gây tắc nghẽn đường thở, sau đó đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Thùy An

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020