Chuyên mục  


bam-u-tien-17272785620541283487762.png

Các khu phản xạ bàn chân với các bộ phận trong cơ thể - Ảnh minh họa

Chữa bệnh qua chân

Bác sĩ Quách Tuấn Vinh, chủ tịch Hội Đông y Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết từ cổ xưa, y học đã biết chữa bệnh bằng cách xoa, day, bấm huyệt bàn chân. Người ta cho rằng, bàn chân là "quả tim" thứ 2 của con người. Ở mỗi bàn chân có tới khoảng 7.000 đầu mút thần kinh và có sự liên quan giữa các vùng phản xạ ở chân với các cơ quan của cơ thể. 

Khi cơ quan nào đó của cơ thể có những biểu hiện rối loạn chức năng hoặc mắc bệnh thì những vùng đại diện của cơ quan đó tại bàn chân cũng có những phản ứng bất thường như đau tức khi bị ấn, ép.

Chữa bệnh bằng phản xạ bàn chân được xây dựng trên cơ sở học thuyết âm dương, ngũ hành và học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền. 

Học thuyết này cho thấy mỗi bàn chân có 6 đường kinh lạc của các tạng phủ như can, tỳ, thận và đởm, vị, bàng quang. Thông qua tác dụng điều hòa âm dương, thông kinh hoạt lạc... mà có tác dụng chữa bệnh.

anh-chup-man-hinh-2024-09-25-223513-17272785620431407434404.png

Tư vấn cho bệnh nhân - Ảnh minh họa

Cách nhận biết u xơ tiền liệt tuyến và các biến chứng 

Theo bác sĩ Vinh, u xơ tiền liệt tuyến hay còn gọi là u phì đại lành tính tuyến tiền rất phổ biến ở nam giới. Ở tuổi 45 trở lên, khoảng 50% nam giới mắc bệnh u xơ tiền liệt tuyến. Tỉ lệ này tăng lên 70% ở tuổi 70 trở lên và hơn 90% ở tuổi trên 80. Bệnh tuy lành tính nhưng cũng gây nhiều biến chứng.

Khi khối u xơ tiền liệt tuyến chèn ép vào niệu đạo thì sẽ gây ra triệu chứng rối loạn tiểu tiện ở bệnh nhân với 2 hội chứng đặc trưng sau:

- Hội chứng tắc nghẽn đường tiểu: Người bệnh đi tiểu không hết, còn nước tiểu ứ đọng trong bàng quang nên phải gắng sức rặn, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu, thậm chí không thành tia, tiểu nhỏ giọt, tiểu bị tắc, đi tiểu lâu và thậm chí là bí tiểu hoàn toàn.

- Hội chứng kích thích: Bệnh nhân luôn có cảm giác mót tiểu, tiểu không hết, dễ bị tiểu són, có nhu cầu tiểu nhiều cả ngày và đêm...

U xơ tiền liệt tuyến có thể gây ra biến chứng:

Một số bệnh nhân bị ứ trệ nước tiểu đã tạo điều kiện cho vi khuẩn tắc đọng tại bàng quang, gây viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu. 

Nguy hiểm hơn, vi khuẩn viêm nhiễm đi ngược lên trên dễ gây viêm đài bể thận - một bệnh lý nhiễm khuẩn tiết niệu rất nặng. Thậm chí, nếu ứ trệ nước tiểu nặng và kéo dài do u xơ tiền liệt tuyến thì có thể dẫn đến suy thận mạn tính.

Một số trường hợp diễn biến thành ung thư tiền liệt tuyến. Nếu phát hiện sớm ung thư thì việc điều trị rất dễ dàng và tiên lượng sống của bệnh nhân sẽ tốt. Trong trường hợp không sớm phát hiện ung thư, đã có hiện tượng di căn sang các cơ quan khác thì tiên lượng sống của bệnh nhân xấu hơn rất nhiều. 

Vì vậy, bệnh nhân có u xơ tuyến tiền liệt nên đi kiểm tra định kỳ để sớm phát hiện các biến chứng của bệnh và có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả.

Một số bệnh lý khác có thể là hậu quả của tăng sinh tuyến tiền liệt: Trĩ, thoát vị bẹn, tăng huyết áp...

tien-liet-tuyen-1727278562049125681337.jpg

Khu phản xạ tiền liệt tuyến - Ảnh BSCC

Tác động bàn chân chữa tiền liệt tuyến

Khi tác động vào các vùng phản xạ sẽ tạo ra phản ứng điều hòa chức năng của các cơ quan tương ứng, cải thiện sự tuần hoàn huyết dịch ở chỗ đau và qua đó phát huy được hiệu quả phòng và chữa bệnh. Quá trình tác động được chia thành 3 giai đoạn.

- Ngâm hoặc xoa chân: Ngâm chân vào nước nóng trước khi đi ngủ là thói quen tốt. Ngâm chân vào chậu nước nóng ấm 5 - 10 phút. Khi pha nước có thể cho vào một chút muối, vài giọt tinh dầu. Sự nóng ấm và mùi thơm của tinh dầu sẽ mang lại cảm giác thoải mái dễ chịu.

- Tác động vùng bệnh lý: Đây là giai đoạn tác động toàn thân và xác định các vùng phản xạ bệnh lý. Hãy dùng đầu ngón tay cái xoa bóp nhẹ nhàng một cách từ từ vào khắp lòng bàn chân. 

Khi phát hiện một hay nhiều vùng phản xạ có những phản ứng bất thường như đau nhói, tức... nên xoa bấm nhẹ nhàng các vùng phản xạ đó, nhưng không nên quá lâu hoặc quá mạnh có thể gây tụ máu.

Cần đối chiếu với đồ hình các vùng phản xạ trên bàn chân để xác định cơ quan tương ứng mắc bệnh. Nếu mắc bệnh u xơ tiền liệt tuyến thì trên vùng thận, bàng quang tương ứng trên bàn chân sẽ có những phản ứng đau tức, tê nóng khi bạn xoa bấm lên đó. 

Đây cũng là nguyên tắc để giúp xác định các vị trí cần tác động tại bàn chân.

- Tác động định khu: Cần đặc biệt chú ý xoa bóp các vùng phản xạ tương ứng với các cơ quan mắc bệnh được phát hiện thông qua các dấu hiệu đau, tức khác thường khi bấm, nắn vào các vùng phản xạ đó. 

Cơ quan nào bị bệnh thì hãy tác động lên vùng phản xạ cơ quan đó là chính. Ngoài ra có thể tác động lên các vùng có giá trị điều hóa thần kinh thực vật, điều đó có giá trị làm tăng hiệu quả chữa bệnh.

Quá trình xoa, bấm lòng bàn chân sẽ mang lại cảm giác thư giãn thần kinh và thể xác, giảm đau, chống co thắt. 

Với phương pháp xoa bấm bàn chân người ta đã chữa được rất nhiều chứng bệnh như u xơ tiền liệt tuyến, nhức đầu, suy nhược thần kinh, trầm cảm, hồi hộp, lo lắng, hen suyễn, đau dạ dày... và giảm đau trong phẫu thuật.

Để điều trị u xơ tiền liệt tuyến nên xoa vùng phản xạ sau:

- Tiền liệt tuyến ở tại giữa đoạn từ mắt cá chân trong đến phía sau gót chân, nơi chạm đất, có tác dụng trị tiền liệt tuyến viêm, u xơ...;

- Thận (nằm ở lòng bàn chân, đầu dưới xương ngón bàn chân 2 và 3);

- Niệu quản (chạy xiên từ vùng phản xạ thận đến mé trong xương thuyền);

- Bàng quang (có vị trí nằm ngay dưới đầu mắt cá trong).

Day bấm theo thứ tự lần lượt từ vùng phản xạ tiền liệt tuyến, thận đến niệu quản, bàng quang. Người bệnh ở tư thế ngồi xếp bằng tròn, dùng đầu ngón tay cái day bấm nhẹ nhàng trong 1 phút mỗi vùng phản xạ, day bấm cả hai bên.

Ngày day bấm 1 - 2 lần. Đợt điều trị 10 ngày, nghỉ 3 - 5 ngày có thể tiếp tục day bấm đợt 2. Người bệnh có thể nằm, dùng gót chân nọ tác động lên bàn chân kia.

Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy day bấm các vùng phản xạ tiết niệu có hiệu quả cải thiện rõ rệt tình trạng rối loạn tiểu tiện.

Nam giới từ 45 tuổi trở lên nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa tiết niệu khám về bệnh u xơ tiền liệt tuyến (ít nhất 1 lần), nhất là khi thấy có một trong các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.

Hằng năm nên định kỳ đi khám, kiểm tra 2 lần để được tầm soát ung thư tiền liệt tuyến. Tự theo dõi đánh giá kết quả điều trị để thông báo cho thầy thuốc (có thể hiểu kết quả điều trị là tình trạng đi tiểu của người bệnh có được cải thiện không).

Cần chú ý phát hiện sớm các biến chứng của bệnh như sỏi bàng quang, nhiễm trùng tiết niệu, suy thận, giảm chức năng thận...

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020