Chuyên mục  


ho-dong-da-17273268313901974348906.jpg

Phối cảnh tổng thể hồ Đống Đa sau cải tạo - Ảnh: Website Vinaconex

Để thực hiện Dự án cải tạo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cảnh quan đô thị hồ Đống Đa, nhà thầu đã san lấp tạm khoảng 6.500m² diện tích mặt nước hồ. Phía nhà thầu cho biết khi thực hiện xong sẽ hoàn trả lại mặt bằng ban đầu.

Dù vậy việc san lấp này vẫn gây tranh cãi khi nhiều chuyên gia cho rằng đây là phương án chưa hợp lý.

Liên quan đến vụ việc, mới đây UBND TP Hà Nội giao quận Đống Đa phối hợp với các đơn vị liên quan làm rõ và xử lý thông tin phản ánh, báo cáo trước ngày 30-9.

Theo tìm hiểu, dự án cải tạo hồ Đống Đa có tổng mức đầu tư hơn 297 tỉ đồng, thời gian thực hiện 415 ngày. Đơn vị trúng thầu thi công là Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex).

Theo thông tin trên website Vinaconex, Ban quản lý dự án 1 thuộc tổng công ty này trực tiếp thi công dự án.

Vinaconex kinh doanh ra sao?

Vinaconex (VCG) là một nhà thầu xây dựng lớn ở Việt Nam. Ngoài xây lắp, doanh nghiệp này cũng được biết đến nhiều trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nước sạch…

Theo báo cáo tài chính bán niên 2024, doanh thu Vinaconex 6 tháng đầu năm nay đạt 5.463 tỉ đồng, giảm 16% so cùng kỳ.

Trong cơ cấu doanh thu, giảm mạnh nhất là hoạt động kinh doanh bất động sản khi chỉ đạt 722 tỉ đồng, giảm 55%. Còn hoạt động xây lắp đóng góp doanh thu lớn nhất, đạt 3.622 tỉ đồng, giảm 9%.

Ngược lại, nguồn thu từ phân phối và kinh doanh nước sạch, sản xuất công nghiệp, giáo dục đều tăng cao hơn so với cùng kỳ.

Dù tổng doanh thu gộp lại vẫn giảm nhưng giá vốn giảm mạnh hơn, tới 23%. Thêm nữa, chi phí lãi vay cũng giảm mạnh từ mức 479 tỉ đồng cùng kỳ xuống còn 236 tỉ đồng trong nửa đầu năm nay.

Do vậy, lợi nhuận trước thuế của Vinconex vẫn đạt 742 tỉ đồng sau 6 tháng đầu năm, gấp 2,8 lần cùng kỳ trong bối cảnh doanh thu đi xuống.

Kể từ năm 2018, sau khi Nhà nước thoái vốn, lợi nhuận ròng của Vinaconex thấp nhất vào năm 2023 khi đạt chưa tới 400 tỉ đồng. Còn năm có lợi nhuận sau thuế cao nhất là 2020 khi đạt 1.690 tỉ đồng.

8026523
8533687
108521629
9731638
9502786
55511690
5750519
8452930
12709396
5463618

Tại thời điểm cuối tháng 6-2024, báo cáo tài chính cũng thể hiện Vinaconex có hơn 2.700 tỉ đồng tiền mặt, tiền gửi ở ngân hàng. Ngoài ra, Vinaconex còn cho Hải Phát Invest vay 222 tỉ đồng với lãi suất lên tới 16%, ngày đáo hạn cuối năm 2024.

Cổ đông lớn của Vinaconex là ai?

Vinaconex vốn là một công ty xây dựng nhà nước. Cuối năm 2018, SCIC đã tiến hành thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp này.

Thời điểm ấy thị trường khá bất ngờ với thông tin Công ty An Quý Hưng trở thành công ty mẹ của Vinaconex. Về An Quý Hưng, doanh nghiệp này gắn liền với tên tuổi ông Nguyễn Xuân Đông - tổng giám đốc Vinaconex từ cuối năm 2018 đến nay.

Sau một thời gian, An Quý Hưng cũng chuyển nhượng toàn bộ gần 278 triệu cổ phiếu VCG, tương đương 62,9% vốn điều lệ, cho Công ty cổ phần Đầu tư Pacific Holdings.

Báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2024 do Vinaconex mới công bố cho thấy Pacific Holdings hiện còn nắm hơn 270 triệu cổ phần Vinaconex, tương ứng tỉ lệ 45,14% vốn tại thời điểm cuối tháng 6-2024. Đây cũng là cổ đông lớn tổ chức duy nhất tại Vinaconex.

Hồi cuối tháng 7 năm nay, HĐQT Vinaconex đã miễn nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT với ông Đào Ngọc Thanh. Ông Thanh ngồi ghế chủ tịch Vinaconex từ cuối năm 2018, đại diện nhóm cổ đông mới.

Sau hơn 6 năm ngồi ghế cao nhất HĐQT, ông Thanh đã xin từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân vì "tuổi cao và phải điều trị bệnh dài ngày".

Người thay thế ông Thanh là ông Nguyễn Hữu Tới - thành viên HĐQT kiêm phó tổng giám đốc của Vinaconex.

Song song với động thái thay đổi người đứng đầu, HĐQT Vinaconex cũng đã ban hành nghị quyết thông qua việc thành lập hội đồng chiến lược.

Sau khi rút khỏi HĐQT, ông Đào Ngọc Thanh được bầu làm chủ tịch hội đồng chiến lược, còn ông Tới làm phó chủ tịch.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020