Chuyên mục  


dien-dan-chi-quoc-17323475030802106255767.jpg

Ông Trần Minh Hải (bên trái) phát biểu tại diễn đàn - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra diễn đàn "Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của đề án 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030". Diễn đàn do báo Nông Nghiệp Việt Nam phối hợp Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức.

Tại hội thảo, TS Trần Minh Hải, phó hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết một trong những nội dung rất quan trọng để thực hiện đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao trong thời gian tới là phải có những hợp tác xã đủ mạnh, đủ bản lĩnh để tổ chức dịch vụ mua chung, bán chung và dịch vụ tổ chức sản xuất.

Tuy nhiên, hiện nay hợp tác xã ở Đồng bằng sông Cửu Long còn yếu, bình quân mỗi hợp tác xã chỉ có 80 thành viên, trong khi bình quân của cả nước là 200 thành viên, còn bình quân của Thái Lan là 1.500 thành viên. Vì vậy, theo ông Hải, trong thời gian tới phải phát triển hợp tác xã và một trong những điều phải ưu tiên là phát triển số thành viên.

Bên cạnh đó phải phát triển được đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã đủ năng lực làm nhiệm vụ. "Nếu so với 10 năm trước thì hợp tác xã phát triển nhiều, hiện tại 52% hợp tác xã ở Đồng bằng sông Cửu Long đạt loại tốt và khá, đây là điểm đáng mừng, nhưng cần thay đổi thêm chút nữa ở các anh trong ban quản trị, ban giám đốc. Hiện họ chỉ giỏi trong khâu sản xuất, còn khâu kinh doanh thì chưa", ông Hải đề xuất.

TS Đặng Kim Sơn, nguyên viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn, cũng cho rằng đột phát về thể chế rất quan trọng và khâu đột phá tiếp theo là xoay quanh hợp tác xã, mà theo đó hợp tác xã phải quyền lực hơn, thực chất hơn. Ông đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần vận động các chính sách mới, tạo sự đột phá.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Hè, phó chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, chia sẻ một trong những vấn đề thành phố chú trọng nhất để triển khai đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao trong thời gian tới là tham mưu cho Thành ủy, HĐND thành phố ưu tiên tăng cường bổ sung thêm nguồn vốn để đầu tư cho hệ thống thủy lợi trong nông nghiệp, nhất là vùng đang triển khai đề án, bởi có hệ thống thủy lợi tốt mới chủ động được nguồn nước, kiểm soát tốt lượng nước.

Tiếp đến là làm sao giảm được lượng giống, lượng phân bón, giảm được nhân công cho người lao động nên UBND thành phố chỉ đạo cơ quan tham mưu, trình HĐND thành phố ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất cho các hợp tác xã, nông dân ở các vùng dự án để mua máy gieo sạ chính xác và ứng dụng công nghệ cao để làm sao kiểm soát được lượng giống.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020