Chuyên mục  


taisan-17273981641471673049247.jpeg

Những tài sản hư hỏng còn sót lại sau trận sạt lở kinh hoàng, tang thương tại xóm Lũng Lỳ (Cao Bằng) - Ảnh: HÀ QUÂN

Khoản viện trợ được cấp vốn từ Quỹ ứng phó thiên tai châu Á - Thái Bình Dương, được thiết kế để cung cấp hỗ trợ cho các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB bị ảnh hưởng bởi các thảm họa lớn do thiên tai.

Ngoài ra ADB đang phối hợp với các đối tác phát triển khác để hỗ trợ Chính phủ trong việc ứng phó với thiên tai, bao gồm việc đánh giá nhu cầu hỗ trợ tại các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng.

Mục tiêu của định chế tài chính này là đảm bảo rằng người dân tại các khu vực bị thiên tai có thể tiếp cận các dịch vụ y tế và xã hội cơ bản cũng như các nguồn lực cần thiết để phục hồi cuộc sống và sinh kế.

Ông Shantanu Chakraborty, giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, cho biết dành nhiều trân trọng những nỗ lực đáng kể của Chính phủ và người dân Việt Nam trong việc ứng phó với thiệt hại do bão Yagi gây ra.

"Khoản viện trợ này sẽ góp phần vào những nỗ lực lớn hơn của Chính phủ trong việc cung cấp cứu trợ nhân đạo ngay lập tức. ADB cũng cam kết đồng hành cùng Chính phủ trong công cuộc phục hồi sau thảm họa ở các tỉnh bị ảnh hưởng, với mục tiêu xây dựng lại một cách hiệu quả hơn và nâng cao khả năng chống chịu thiên tai trong bối cảnh ngày càng gia tăng", ông Shantanu Chakraborty nói.

Cơn bão Yagi, được coi là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Việt Nam trong hàng thập kỷ qua. Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, tính đến ngày 24-9, đã có 337 người thiệt mạng hoặc mất tích và 1.935 người bị thương.

Sự tàn phá của bão, cùng với lũ lụt và sạt lở đất sau đó, đã gây thiệt hại nghiêm trọng tại 26 tỉnh, thành, ảnh hưởng đến khoảng 37 triệu người. Thiệt hại kinh tế ban đầu ở miền Bắc được ước tính lên tới 2,6 tỉ USD.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020