Chuyên mục  


Đó là hoa huệ, với hàng trăm loài, nhưng cùng một chi Lilium và có mặt khắp nơi trên thế giới, với vẻ đẹp sang trọng, thanh khiết… qua nhiều thế kỷ.

Ở Việt Nam có tới 20 loài hoa huệ trồng phổ biến ở Đà Lạt, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận với những cái tên: huệ cam, huệ tây (màu đỏ nhung và màu hồng đào), huệ tây cánh kép, huệ trắng mẫu đơn, lan huệ đơn, huệ đỏ (loa kèn đỏ) lan tứ diện, huệ đại tướng quân trắng/đỏ, náng lá gươm (náng củ, náng lá rộng), huệ ngọc trâm, huệ hồng tú cầu, phong huệ vàng (trắng, đỏ, hồng), huệ đất, huệ thủy tiên vàng, huệ tây thủy tiên, hoa lan huệ còn có nhiều màu hồng, trắng, vàng mơ, hồng cam hay picotee (cánh hoa có hai màu)....

Hoa huệ trắng

Hoa huệ đỏ hay bị gọi là hoa loa kèn đỏ

Nhiều loài huệ gọi hẳn thành tên khác như hoa loa kèn, loa kèn đỏ, bách hợp… Trên thị trường có các loại huệ phổ biến:

- Huệ trâu cao hơn 1,5m cây cho bông dài, hoa tròn xinh viên mãn, dáng thẳng, hay chọn làm hoa lễ Vu lan, hoa cúng trong các dịp lễ tết, đình đám, nơi cửa Phật linh thiêng…

- Huệ xẻ: bông nhỏ, chóng tàn.

- Huệ ta: thân lùn, cho bông trắng, có mùi thơm hơn, thường nở hoa trên cây.

- Huệ đỏ: Màu sắc rực rỡ rất đẹp, hay trưng trong đám cưới, sự kiện, Tết… khiến mọi người cảm giác rất vui tươi phấn chấn, xua tan âm u, ảm đạm của tiết trời mùa đông giá rét.

Hoa huệ ta

Dù huệ gì thì loài hoa này ngày càng được biết đến rộng rãi, mùa Vu lan các chùa chiền đều cắm các bình hoa huệ lớn, được yêu thích nhiều hơn bởi vẻ đẹp sang trọng, thuần khiết, thanh nhã, đầy tôn kính, hương thơm nhẹ nhàng say đắm toát ra nhiều cung bậc cảm xúc, thư giãn, xoa dịu mệt mỏi..

Với các loài huệ khác, người yêu hoa còn cho rằng mỗi màu mang một nét đẹp riêng: Huệ trắng biểu thị cho sự trong sáng, tinh khôi. Huệ hồng tượng trưng cho tham vọng và quyết tâm cao. Huệ vàng tượng trưng cho sự hồi phục và mong ước về sức khoẻ. Huệ đỏ là tiếng nói của đam mê và mong ước gắn bó mãi mãi về sau.

Họ cho hoa huệ và loại khác của nó có ý nghĩa là sự vương giả, tinh khiết, là vẻ đẹp tuổi trẻ, tiếng nói của đam mê, mong ước gắn bó, đổi mới/ tái sinh... nên được dùng trang trí cho hôn lễ, sự kiện, làm bó hoa cầu hôn.

Đặc biệt hoa huệ có chùm búp, tươi đẹp lâu bền còn được cho là mang đến thông điệp thiêng liêng gắn với phụ nữ - đó chính là thiên chức làm Mẹ, khả năng sinh sản...

Theo chị Nguyễn Thị Hồng (Nhà vườn Hồng cây cảnh), hoa huệ còn được dùng như là thức ăn, bằng cách thu hoạch nụ của chúng để chế biến những món ăn giàu dinh dưỡng như gỏi hoa huệ, huệ xào thịt bò…

Hoa huệ hay được gọi là hoa loa kèn

Người miền Bắc và miền Trung quen thuộc với hoa huệ truyền thống là huệ đơn (huệ xẻ, hoa ngắn, thưa, cây thấp), và huệ kép (huệ tứ diện, cây cao, bông dài, hoa dày hơn) để thờ cúng, thơm ngào ngạt thanh thoát về đêm cắm cành bền 7-15 ngày.

Theo chị Nguyễn Thị Hường, chuyên kinh doanh hoa tươi ở phố Thụy Khuê, hoa huệ trồng ở ruộng, sau khi thu hái, bị cắt vận chuyển đem bán là bị cắt nguồn dinh dưỡng và nước, nên để quá lâu hoa dễ bị héo tàn. Muốn hoa huệ tươi lâu thì sau khi mua về nhà cần cắt cành và cắm hoa vào nước càng sớm càng tốt.

Tỉa bớt những cành hoa huệ đã giập gãy, thối để tránh lây lan sang các hoa khác, làm giảm vẻ đẹp và độ tươi lâu của hoa. Sau đó là rửa sạch bình trước khi sử dụng để cắm hoa.

Pha một chút đường, chanh tươi vào nước trong bình cắm hoa, hoặc rỏ chút nước rửa bát nhằm giúp phần cành gốc tránh bị thối rữa. Hoặc khi cắm hoa huệ nên hơ chân hoa qua lửa, hòa vài giọt thuốc đỏ, thuốc tím để diệt khuẩn. Việc này giúp những cành hoa huệ nở đẹp dần, bông hoa tươi mát, thanh khiết, tỏa hương lâu hơn.

Hoa huệ ta vẻ đẹp trang nghiêm, hương thơm thanh khiết nên thường dùng trong cúng bái, lễ Tết, nhất là mùa Vu lan là dịp hoa huệ nở rộ

Dùng dụng cụ sắc để cắt cành, tạo mặt tiếp xúc mịn và rộng giúp cành hoa hút nước nhiều hơn.

Khi cắm không nên để cành quá dài, cắt bớt một chút để tránh cành bị gãy, giập. Cắm hoa đều tay, lớp ngoài sẽ thấp hơn lớp bên trong để tạo sự uyển chuyển tinh tế, và có độ thoáng để hoa nở dần.

Nếu sử dụng xốp để cắm hoa thì thường xuyên phải tưới thêm nước vào xốp. Nếu chỉ cắm hoa vào bình, không cần dùng xốp thì nên cắt bỏ phần lá chìm dưới nước.

Hàng ngày vào buổi sáng hoặc chiều tối cần thay nước để chống thối gốc cành hoa, còn giúp hoa luôn đủ nước, xinh tươi, rực rỡ. Hoa huệ cắm cành trưng rất bền, được từ 7-15 ngày. Khi thấy có bông hỏng, vàng úa thì loại bỏ ngay để bình hoa luôn đẹp.

Uyển Hương

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020