Chuyên mục  


IMG-8470-1642484141.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=suTtEnqxsgSrKWoYTA13WQ

Chiều cuối tuần giữa tháng 1, bà Nguyễn Thịnh, 62 tuổi, cầm theo cuốc, xẻng cùng bà Đỗ Thanh, 61 tuổi, ở một chung cư tại phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm xuống chăm sóc vườn rau.

“Tháng trước, rau tốt um, vừa ăn vừa bán mãi mới hết. Nay chúng tôi đang làm luống và bón thêm phân để trồng vụ mới”, bà Thịnh nói, tay không ngừng xới đất.

Chiều cuối tuần giữa tháng 1, bà Nguyễn Thịnh, 62 tuổi, cầm theo cuốc, xẻng cùng bà Đỗ Thanh, 61 tuổi, ở một chung cư tại phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm xuống chăm sóc vườn rau.

“Tháng trước, rau tốt um, vừa ăn vừa bán mãi mới hết. Nay chúng tôi đang làm luống và bón thêm phân để trồng vụ mới”, bà Thịnh nói, tay không ngừng xới đất.

IMG-8464-1642484841.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=MPIphNaoXEBbv_9_AcL1Mw

Người phụ nữ 62 tuổi, quê ở Lào Cai, xuống Hà Nội chăm cháu ngoại hơn ba năm. Hai năm đầu bà chỉ quẩn quanh trong nhà hoặc sang hàng xóm nói chuyện cho khuây khoả.

Từ khi dịch bệnh bùng phát, rau củ đắt đỏ, bà Thịnh tính mua thùng xốp về trồng. Nhưng nhà nhỏ ban công hẹp, tháng 11/2020, bà rủ thêm bà Thanh và bà Nguyễn Hường, 56 tuổi, cũng là những người từ quê ra chăm cháu, xuống khai hoang bãi đất trống phía sau chung cư.

Người phụ nữ 62 tuổi, quê ở Lào Cai, xuống Hà Nội chăm cháu ngoại hơn ba năm. Hai năm đầu bà chỉ quẩn quanh trong nhà hoặc sang hàng xóm nói chuyện cho khuây khoả.

Từ khi dịch bệnh bùng phát, rau củ đắt đỏ, bà Thịnh tính mua thùng xốp về trồng. Nhưng nhà nhỏ ban công hẹp, tháng 11/2020, bà rủ thêm bà Thanh và bà Nguyễn Hường, 56 tuổi, cũng là những người từ quê ra chăm cháu, xuống khai hoang bãi đất trống phía sau chung cư.

IMG-8439-1642526837.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=UBaC8zJza7fhmbjGcJBeYQ

Ba người phụ nữ mất bốn ngày phát quang cỏ dại mọc cao đến cổ, dọn sạch gạch đá. Họ còn cùng nhau đi nhặt phân trâu ngoài cánh đồng về bón cho đất nhằm tạo chất dinh dưỡng nuôi cây. Cuối cùng mới bắt đầu đánh luống và gieo trồng. Không có đường dẫn nước, ba bà thay phiên nhau xách nước từ con mương cách đó chừng 200 m để tưới.

Tổng chi phí đầu tư ban đầu là 300.000 đồng tiền mua cuốc, xẻng và rau giống.

Ba người phụ nữ mất bốn ngày phát quang cỏ dại mọc cao đến cổ, dọn sạch gạch đá. Họ còn cùng nhau đi nhặt phân trâu ngoài cánh đồng về bón cho đất nhằm tạo chất dinh dưỡng nuôi cây. Cuối cùng mới bắt đầu đánh luống và gieo trồng. Không có đường dẫn nước, ba bà thay phiên nhau xách nước từ con mương cách đó chừng 200 m để tưới.

Tổng chi phí đầu tư ban đầu là 300.000 đồng tiền mua cuốc, xẻng và rau giống.

IMG-8501-1642484267.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=DDmaQL1EcoLREnCSLss3Qw

Muốn sớm có rau thu hoạch, ba người ưu tiên giống cây ngắn ngày, trồng theo mùa. Mùa hè thời tiết nắng nóng sẽ trồng rau muống, mồng tơi, rau dền, hoặc mướp nhật, bí xanh. Mùa đông họ chuyển sang trồng bắp cải, súp lơ, cải cúc, cải ngọt, cải canh, xà lách, hành lá, rau mùi... và trồng thêm một hàng cây đu đủ siêu trái.

Muốn sớm có rau thu hoạch, ba người ưu tiên giống cây ngắn ngày, trồng theo mùa. Mùa hè thời tiết nắng nóng sẽ trồng rau muống, mồng tơi, rau dền, hoặc mướp nhật, bí xanh. Mùa đông họ chuyển sang trồng bắp cải, súp lơ, cải cúc, cải ngọt, cải canh, xà lách, hành lá, rau mùi... và trồng thêm một hàng cây đu đủ siêu trái.

IMG-8507-1642484936.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=HWn9D-I81ZLsDfP5hFr7Yg

Để không ảnh hưởng đến việc chăm sóc gia đình, ba bà thường hẹn nhau xuống vườn lúc 5h30 sáng mỗi ngày để dọn cỏ, tưới nước và bắt sâu. Sau hơn một tiếng lại về nhà trông cháu và chuẩn bị bữa sáng. Đến tối muộn, hễ ai rảnh lại đi soi đèn bắt sâu thay vì phun thuốc để đảm bảo an toàn.

Để không ảnh hưởng đến việc chăm sóc gia đình, ba bà thường hẹn nhau xuống vườn lúc 5h30 sáng mỗi ngày để dọn cỏ, tưới nước và bắt sâu. Sau hơn một tiếng lại về nhà trông cháu và chuẩn bị bữa sáng. Đến tối muộn, hễ ai rảnh lại đi soi đèn bắt sâu thay vì phun thuốc để đảm bảo an toàn.

00001-1642484378.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=2w17GrV-cfOcq7ON4vp_1Q

Xuát phát từ ý định trồng rau để có nguồn lương thực cho gia đình, nhưng các luống cho năng suất cao, ăn không hết khiến bà Thịnh phải nhờ con gái rao bán trên các hội nhóm của chung cư.

“Rau sạch, không phun hoá chất độc hại, giá cả bình dân nên ai nấy đều thích”, một cư dân trong khu chung cư chia sẻ.

Xuát phát từ ý định trồng rau để có nguồn lương thực cho gia đình, nhưng các luống cho năng suất cao, ăn không hết khiến bà Thịnh phải nhờ con gái rao bán trên các hội nhóm của chung cư.

“Rau sạch, không phun hoá chất độc hại, giá cả bình dân nên ai nấy đều thích”, một cư dân trong khu chung cư chia sẻ.

IMG-8495-1642484494.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=P3dOO6dJutZoK3LISmW-5w

Bà Thanh tâm sự, vừa trồng rau, vừa chăm cháu tuy vất vả nhưng gia đình có rau sạch, lại tiết kiệm một khoản chi phí đi chợ hàng ngày. Từ khi bán rau, ba người phụ nữ thu được hơn 18 triệu đồng. Một phần tiền lãi được trích ra để mua rau giống và phân bón cho các vụ tiếp.

Bà Thanh tâm sự, vừa trồng rau, vừa chăm cháu tuy vất vả nhưng gia đình có rau sạch, lại tiết kiệm một khoản chi phí đi chợ hàng ngày. Từ khi bán rau, ba người phụ nữ thu được hơn 18 triệu đồng. Một phần tiền lãi được trích ra để mua rau giống và phân bón cho các vụ tiếp.

IMG-8497-1642484577.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=s9vmER2btFzD7QbGwiItOg

“Từ khi có vườn rau, chúng tôi không phải đau đầu suy nghĩ mai đi chợ mua rau gì, giá cả lên hay xuống. Bên cạnh đó sức khoẻ cũng được cải thiện, tinh thần trở nên sảng khoái vì được lao động. Hễ rảnh tôi còn cho các cháu xuống vườn chơi, giải toả căng thẳng sau thời gian dài giãn cách”, bà Thịnh bộc bạch.

“Từ khi có vườn rau, chúng tôi không phải đau đầu suy nghĩ mai đi chợ mua rau gì, giá cả lên hay xuống. Bên cạnh đó sức khoẻ cũng được cải thiện, tinh thần trở nên sảng khoái vì được lao động. Hễ rảnh tôi còn cho các cháu xuống vườn chơi, giải toả căng thẳng sau thời gian dài giãn cách”, bà Thịnh bộc bạch.

IMG-8450-1642484624.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=FANPMZdxWNVAoJ5N3-AFTQ

Bà Thịnh cùng bà Thanh tại vườn rau rộng 200 m2 chiều 16/1, khi trồng các loại rau ưa lạnh như: bắp cải, súp lơ, xà lách, cải xoăn...

Bà Thịnh cùng bà Thanh tại vườn rau rộng 200 m2 chiều 16/1, khi trồng các loại rau ưa lạnh như: bắp cải, súp lơ, xà lách, cải xoăn...

IMG-8482-1642484240.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Ylo4VfEDIMeAvFzrZpNc8Q

Từ khi thấy bà Thịnh, Thanh, Hường làm vườn, một số người dân ở chung cư cũng xuống phát quang, làm luống trồng rau. Từ trên cao nhìn xuống, khu vườn của ba người phụ nữ ở góc tay trái, chiếm 1/3 tổng diện tích của khu đất trống được khai hoang, mở rộng để trồng rau.

Từ khi thấy bà Thịnh, Thanh, Hường làm vườn, một số người dân ở chung cư cũng xuống phát quang, làm luống trồng rau. Từ trên cao nhìn xuống, khu vườn của ba người phụ nữ ở góc tay trái, chiếm 1/3 tổng diện tích của khu đất trống được khai hoang, mở rộng để trồng rau.

Quỳnh Nguyễn

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020